Củng cố tổ chức và xây dựng kế hoạch cho hợp lý
Hệ thống tổ chức của Ban quản lý KBT còn non trẻ, thiếu cán bộ có trình độ năng lực, thiếu phương tiện và lực lượng chưa đủ mạnh để chủ động chống lại lâm tặc trong khi chúng ngày càng hoạt động có tổ chức và tinh vi.
Tăng cường thể chế cho các nhà lãnh đạo có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, cung cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Chính quyền tỉnh đảm nhận trách nhiệm với KBT. Cần phải tiếp tục củng cố tổ chức cán bộ, đào tạo lại và nâng cao nghiệp vụ cùng với việc đưa ra quy định chạt chẽ hơn và sa thải những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Những biện pháp này sẽ nâng cao năng lực và củng cố bộ máy quản lý.
Quy hoạch cán bộ: Cần phải rà soát đội ngũ cán bộ của KBT và chuyên môn hóa để thực thi các nhiệm vụ đặt ra. Củng cố tổ chức các trạm, các đội cơ động kiểm lâm để nâng cao năng lực đội ngũ. Tiếp tục sắp xếp, củng cố tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Xây dựng và hoàn thiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh
Hoạch định cắm mốc giới trên thực địa KBT, cần có đại diện các cấp tỉnh, huyện, xã, thôn bản và khi cần có cả chủ rừng ở những nơi đã giao rừng và nơi bị lấn chiếm. Thực hiện các biện pháp trong đề án giao rừng cho ban quản lý KBT.
KBT nên chủ động phối hợp với UBND huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với KBT để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.
KBT cần tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ cháy rừng, bị tàn phá từ bên ngoài cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp.
Thực hiện chế độ tuần tra rừng định kỳ nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngay tại gốc; giao ban về tình hình rừng giữa các trạm Kiểm lâm liền nhau thông qua việc đi tuần tra trên các tuyến tuần tra quy định. Xây dựng hoàn chỉnh trụ sở các trạm Kiểm lâm, đảm bảo ổn định nơi công tác, sinh hoạt của cán bộ để yên tâm công tác và hoàn chỉnh mạng lưới trạm Kiểm lâm.
Về phương tiện làm việc và nhân lực tại các trạm Kiểm lâm:
+ Nhân lực: Bảo đảm biên chế Kiểm lâm theo định mức trên diện tích rừng được giao bảo vệ.
+ Phương tiện: Mỗi trạm phải được trang bị: dụng cụ chống cháy rừng (như dao phát, xẻng, cuốc, kẻng báo cháy, bình cứu hoả), tủ thuốc chữa bệnh, xe máy, bản đồ khu vực, địa bàn, máy định vị toàn cầu (GPS), ống nhòm, thước dây, thước kẹp kính, điện thoại cố định, vũ khí, công cụ hỗ trợ, sổ tay điều tra, nhật ký giao ban hàng ngày và các văn bản hướng dẫn, nội qui công tác.
Cơ quan Hạt Kiểm lâm: Tổ chức gọn nhẹ, không chia tổ mà phân công trách nhiệm cá nhân cho mảng công việc: Kỹ thuật lâm sinh, Phòng chống cháy và sâu bệnh, Địa chính, Pháp chế, Hành chính đời sống, Kế toán.
Hoàn thiện hệ thống bảng (xây hay đổ bằng bê tông) thông báo nội quy ra vào KBT ở các đường chính từ các thôn, bản quanh KBT đi lên rừng (mỗi thôn, bản 1- 2 bảng), các biển báo nhắc nhở cấm chặt phá, phòng lửa rừng.
Tăng cường hoạt động thực thi pháp luật
Tăng cường công tác thanh kiểm tra thi hành pháp luật. Mỗi khi luật pháp không nghiêm minh thì dù có tuyên truyền, vận động và tập huấn nâng cao nhận thức đến đâu đi chăng nữa vẫn khó có thể thành công. Người dân không sợ pháp luật, không sợ nghèo đói, chỉ sợ pháp luật không được sử lý nghiêm minh. Pháp luật không khoan nhượng cho những cán bộ tiếp tay cho lâm tặc làm mất lòng tin trong nhân dân. Do đó thi hành pháp luật nghiêm là vũ khí đắc lực cho công tác bảo tồn có hiệu quả.
Tổ chức và duy trì hoạt động tuần tra giám sát dựa vào thôn bản, thiết lập hệ thống tuần tra của dựa vào cộng đồng.
Kiểm soát súng, trong khu vực một số vấn đề còn tồn tại như: súng vẫn còn trong dân, vì vậy cần thực hiện các chương trình hành động như: Giao nộp súng tự nguyện, cưỡng chế với đối tượng sử dụng súng trái phép. Xử lý kịp thời những người sở hữu và giấu súng, cấm bán đạn và vật liệu phục vụ săn bắn ở các thôn bản trong vùng đệm.
Nâng cao trình độ chuyên môm nghiệp vụ cho cán bộ KBT
Chú trọng quy hoạch, đào tạo cán bộ, ưu tiên tiếp nhận những sinh viên có học lực khá vào làm. Tăng cương đào tạo cả về chuyên môn lẫn trình độ ngoại ngữ
và tin học. Những cán bộ nguồn thuộc diện quy hoạch sẽ cam kết được đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở lại làm việc cho KBT.
Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm lâm, tổ chức các đợt học tập thăm quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với kiểm lâm các KBT và Vườn quốc gia khác.
Chính quyền tỉnh cần ban hành các văn bản chỉ rõ sẽ được áp dụng trước hết cho cán bộ ăn lương Nhà nước và kỷ luật nghiêm minh cho các cán bộ ăn uống, sử dụng các sản phâm động vật hoang dã.
Phối hợp địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn
Việc bảo tồn không thể hiệu quả nếu như KBT không lôi kéo người dân cùng tham gia, bởi lực lượng của KBT không thể giải khắp nơi, trong khi đó mọi nơi đều có người dân sinh sống. Để làm việc đó cần phải:
Chủ động phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cơ quan ban ngành có liên quan, các cộng đồng dân cư vùng đệm. Nhằm xây dựng mạng lưới bảo vệ rộng rãi.
Tổ chức các cuộc họp dân kết hợp với tuyên truyền vận động và xây dựng quy ước thôn bản về sử dụng tài nguyên rừng. Quy ước thôn bản cần được xây dựng để xác định nhu cầu, quy định về sử dụng tài nguyên.
Tổ chức hội bảo vệ rừng hàng quí có sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành. Cố gắng lôi kéo người dân địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn với KBT dưới mọi hình thức. Ví dụ tiếp nhận các con em người dân tộc ở xung quanh KBT vào làm việc tại.