Đất đai, tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên bình châu (Trang 28 - 30)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.3. Đất đai, tài nguyên rừng

a) Đất đai

Bảng phân thống kê diện tích đất rừng tại Khu BTTN (Phụ lục 18).

Từ bảng 18 trên nhận thấy, diện tích có rừng che phủ chiếm tỷ lệ 71.59%. Đất trống đồi trọc chiếm tỉ lệ (28.41%). Do đó đòi hỏi một mặt phải khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng hiện có, mặt khác phải đẩy nhanh tốc độ khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung ở những nơi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép;

Khu khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung của khu bảo tồn có diện tích là 1754 ha (trạng thái IC) chiếm 15.4% tổng diện tích tự nhiên. Rừng khoanh nuôi kết hợp trồng rừng bổ sung hầu hết trạng thái (IC), chất lượng rừng nhìn chung kém, số cây tạp nhiều. Cây có giá trị kinh tế như Dầu, Sến, Chò còn rất ít. Tuy

nhiên, rừng còn có độ tàn che trên 0,5 vẫn còn giữ được tiểu hoàn cảnh rừng, đất còn tính chất đất rừng, diện tích rừng tập trung liền lô, liền khoảnh (KBTTN Bình Châu, 2001)[32].

b) Tài nguyên rừng

Về tài nguyên động thực vật rừng: theo kết quả điều tra khảo sát xây dựng danh lục và tiêu bản động thực vật rừng tại khu bảo tồn của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II năm 2000 đã xác định hệ thực vật rừng của khu bảo tồn có các yếu tố đặc trưng của kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới. Có các loài thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia, Indonesia và khu hệ thực vật Ấn độ - Miến điện. Đã ghi nhận được 732 loài thuộc 132 họ khác nhau. Trong số các họ thực vật kể trên, họ Đậu (Fabaceae) có số loài nhiều nhất 68 loài. Là họ có nhiều loại thực vật quý hiếm như: Xay (Dialium cochinchinensis), G đỏ (Afzelia Xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamesis), Cẩm lai Bà rịa (Dalbergia Bariensi).

Trong 123 họ thực vật thì họ Dầu ở Khu bảo tồn có 13 loài; hầu hết các loài cây trong họ dầu đều là cây đại mộc, trong đó có dầu cát (Dipterocarpus costatus) là loài cây đặc hữu của khu bảo tồn. Ngoài ra còn có 13 loài thực vật được xếp loại sách đỏ Việt Nam.

Hệ thực vật rừng có các yếu tố đặc trưng của “kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới”, đặc biệt có các tổ hợp thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malayxia - Indonexia và khu hệ Ấn độ - Miến điện.

Các tổ hợp thực vật trong đó tràm (Melaleuca cajuputi), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), chiếm ưu thế trên đất cát hoặc đất cát pha ngập nước theo mùa là những cảnh quan độc đáo ít thấy xuất hiện ở các khu vực khác. Phân Viện điều tra quy hoạch rừng II (năm 2000) đã xác định được tên 732 loài thực vật mọc tự nhiên thuộc 123 họ. Có 17 loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam” trong đó có 8 loài thuộc nhóm nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng) như: Bình linh nghệ (Vitex ajugaeflora); Cẩm lai Bà rịa (Dalbergia bariensis); Cầy (irvingia malayana); Giên trắng (Xylopia pierrei); G đỏ (Afzelia xylocarpa); Hồng quang (Rhodoleia

championii); Thiết đinh lá bẹ (Markhamia stipulata); Xây, Xây lông (Dialium cochinchinensis).

Dựa trên sự phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của tiến sĩ Thái Văn Trừng và Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì khu bảo tồn có một kiểu rừng là kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới với 8 kiểu phụ và 21 thảm thực vật.

Hệ động vật có 38 loài trong đó: 15 loài bò sát và ếch nhái quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ của Việt Nam chiếm 30% tổng số loài. Như rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah). Có 106 loài chim trong khu rừng đặc dụng. Trong đó có 5 loài đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam, chiếm 4,7% tổng số loài như gà lôi vằn (Lophura nycthemera anamensis), gà lôi hông tía (Lophura diardi), bồ câu nâu (Columa pucicea); cú lợn rừng (Phodius badius), yến núi (Collocalia brevirostris). Trong số 5 loài kể trên có 2 loài nằm trong danh sách của 47 loài bị đe doạ của thế giới là gà lôi hông tía (Lophura diardi); bồ câu nâu (Columa pucicea). Về thú đã thống kê được 49 loài, có 10 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam; có 8 loài ghi trong sách đỏ thế giới.

Điều đó chứng tỏ rằng khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu không chỉ là nơi bảo tồn nguồn gen cây lá rộng của rừng nhiệt đới, nơi cung cấp giống cây họ dầu họ đậu qúy hiếm, mà còn là một khu vực quan trọng có tầm cỡ quốc tế trong việc bảo tồn thiên nhiên bảo vệ nguồn gen các loài thú qúy hiếm của thế giới.

Về phòng hộ môi trường và du lịch sinh thái, Khu BTTN Bình Châu Phước Bửu nằm ở hạ lưu vực sông Đồng Nai. Hệ sinh thái rừng của khu rừng đặc dụng là lá phổi xanh cung cấp dưỡng khí trong lành cho các khu công nghiệp; lọc sạch khí thải và chất ô nhi m từ các khu công nghiệp và các khu dân cư. Góp phần hạn chế những tác hại môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần hạn chế quá trình nóng lên của trái đất (KBTTN Bình Châu, 2001)[32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên bình châu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)