Thảo luận chung về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên bình châu (Trang 79 - 82)

(1) Về ảnh hƣởng của trạng thái rừng

+ Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, tần số bắt gặp cây Trai có quan hệ chặt chẽ với trạng thái rừng. Ở những trạng thái rừng phục hồi tần suất xuất hiện Trai trưởng thành cao hơn so với rừng bán ngập. Nhưng ở giai đoạn tái sinh thì trạng thái rừng bán ngập cao hơn so với rừng phục hồi. Điều đó xảy ra có thể lý giải bởi trạng thái rừng bán ngập thì độ che bóng thấp hơn so với rừng phục hồi nên cây Trai trưởng thành có tần suất bắt gặp cao hơn. Còn đối với giai đoạn tái sinh cò tần suất bắt gặp thấp hơn vì giai đoạn này cần độ che bóng cao.

+ Trong cùng một trạng thái rừng, khi cấp tuổi tăng dần từ cây tái sinh đến cây trưởng thành thì tần số xuất hiện cây Trai c ng giảm dần. Thực tế cho thấy cây trưởng thành ở hai trạng thái chủ yếu là những cây còn sót lại sau tác động mạnh

của con người. Trong khi khả năng tái sinh dưới gốc cây mẹ hiện nay đang phát triển mạnh, đặc biệt là khả năng tái sinh chồi.

Nói chung, trạng thái rừng là một yếu tố có ảnh hưởng đến tần số bắt gặp cây Trai ở các cấp tuổi khác nhau. Cây trưởng thành có tần số bắt gặp thấp hơn cây tái sinh.

(2) Ảnh hƣởng của độ đẩm đất

Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng cây Trai chịu ảnh hưởng bởi yếu tố độ ẩm đất. Ở các cấp tuổi khác nhau, nhu cầu độ ẩm đất ít nhiều có khác nhau. Số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biên độ ẩm đất đảm bảo cho cây Trai tái sinh xuất hiện từ 23,9 - 59,4%; ở giai đoạn trưởng thành là 52,8 - 75,7%. Tối ưu độ ẩm đối với cây Trai ở giai đoạn tái sinh là 41,6%, còn giai đoạn trưởng thành là 64,2%. Điều này tương ứng biên độ của cây Trai tái sinh rộng hơn và thấp hơn so với Trai trưởng thành. Có thể giải thích bởi lý do, khi mới tái sinh chúng có thể phát triển ở những nơi đất ngập, nhưng khi cấp tuổi tăng lên chúng thích nghi với điều kiện khô hơn.

Điều tra thực tế cho thấy, cây Trai thường gặp ở ven hồ, bìa rừng. Đó là điều kiện môi trường thích hợp. Ở điều kiện này, cây tái sinh phát triển tốt, đồng thời có đầy đủ các cấp kích thước (cây mạ, cây con, cây non). Nhưng ở một số điều kiện độ ẩm quá khô thì cây tái sinh Trai có sức sống yếu.

Nhận thấy rằng, cho đến nay còn rất ít công trình nghiên cứu về biên độ và tối ưu độ ẩm đất của cây Trai trong điều kiện tự nhiên. Nên đây là những kết luận bước đầu.

(3) Ảnh hƣởng của độ pH đất

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ pH đất có ảnh hưởng đến độ phong phú của cây Trai ở các cấp tuổi. Ở giai đoạn tái sinh, cây Trai sống tốt nhất ở những nơi đất có độ pH tương ứng là 6,0 - 8,1, tối ưu là 7,0. Độ pH tối ưu đối với giai đoạn trưởng thành của cây Trai là 6,5. Trong điều kiện đất có tính acid cao đều không thích hợp cho cây Trai xuất hiện, sinh trưởng và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn tái sinh cả hai cấp tuổi đều đòi hỏi môi trường đất có độ pH cao hơn so với giai đoạn trưởng thành.

Thực tế cho thấy cây Trai ở các cấp tuổi phát triển trên đất cát pha nên những kết luận về biên độ pH, tối ưu pH là phù hợp.

(4) Ảnh hƣởng của độ tàn che tán rừng

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tàn che có ảnh hưởng đến độ bắt gặp cây tái sinh Trai. Về mặt lý thuyết, từ các mô hình dự đoán, tiến hành nội suy được các trị số độ tàn che tối ưu, biên độ độ tàn che đảm bảo cho cây Trai sinh trưởng, phát triển và phạm vi độ tàn che đảm bảo cho cây Trai sống sót. Các trị số được lấy sau dấu thập phân hai chữ số. Những trị số này ít có ý nghĩa về thực ti n điều tra, nhưng lại có ý nghĩa trong việc kiểm định ở điều kiện nhân tạo. Do vậy, kết quả phân tích ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng được ghi nhận bởi các trị số thập phân, được làm tròn sau dấu thập phân hai chữ số.

Kết quả nghiên cứu c ng cho thấy, biên độ độ tàn che thích hợp cho sự xuất hiện cây tái sinh Trai là 31,10 - 6,46; tối ưu là 47,80. Cây tái sinh Trai đều có nguy cơ bị chết hoặc ức chế dưới điều kiện bị che bóng hoàn toàn, vì thực tế cây Trai chỉ phân bố tập trung ở bìa rừng và ven suối, ven hồ. Ở giai đoạn trưởng thành, độ tàn che tán rừng ít ảnh hưởng đến độ phong phú của cây Trai.

(5) Ảnh hƣởng tổng hợp của các yếu tố môi trƣờng

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ bắt gặp cây Trai phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng. Điều đó xảy ra là vì ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cây gỗ mang tính chất tổng hợp. Vì thế, khi xác định độ bắt gặp loài, nhà lâm học có thể căn cứ vào 1 hoặc nhiều yếu tố môi trường.

Kết quả nghiên cứu c ng cho thấy, độ phong phú cả cây Trai ở giai đoạn tái sinh phụ thuộc không chỉ vào yếu tố môi trường, mà còn cả trạng thái rừng. Khi điều kiện độ ẩm đất, pH tầng đất mặt và độ tàn che tán rừng giống nhau hoặc khác nhau, thì độ phong phú của cây Trai ở giai đoạn tái sinh đều tăng dần từ trạng thái rừng bán ngập đến trạng thái rừng phục hồi. Điều đó xảy ra là vì trạng thái rừng bán ngập có độ che bóng thấp hơn, biên độ giao động độ ẩm trong năm cao hơn so với trạng thái rừng phục hồi.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, điều kiện môi trường trong các trạng thái rừng có sự khác nhau, chúng phối hợp với nhau cùng ảnh hưởng đến độ phong phú cây Trai. Trong đó ở trạng thái rừng bán ngập thuận lợi cho cây Trai

phát sinh, phát triển. Trái lại, những trạng thái có độ tàn che cao, độ ẩm thấp, độ pH quá cao hoặc quá thấp không thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của cây Trai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên bình châu (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)