KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên bình châu (Trang 82 - 85)

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu, có thể đi đến những kết luận chính sau đây:

Một là: Đặc điểm lâm học của 2 trạng thái rừng bán ngập và phục hồi, như sau:

- Đối với rừng bán ngập có tổng tiết diện ngang bình quân là 27,75 ± 0,61

(m2/ha); trữ lượng rừng trung bình đạt 96,20 ± 0,66 (m3/ha). Trong đó có 3 ưu hợp thực vật chính là (1) Tràm – Trai – Dầu… với tổ thành loài: 91,5% Tràm + 5,3% Trai + 3,3% Khác; mật độ quần thụ là 470 cây/ha; cây Trai chiếm tỷ trọng trung bình là 8,3. (2) Trâm – Sến – Gõ – Trai… có tổ thành loài: 30,5% Trâm + 23,2% Sến + 4,9% Gỗ + 3,7% Trai + 37,7% Khác; mật độ là 410 cây/ha; riêng cây Trai đóng góp 5,2%. (3) Trâm – Trai – Bình linh… với tổ thành loài: 41,7% Trâm + 25% Trai + 10,4% Bình linh + 22,9% Khác; mật độ là 480 cây/ha; cây Trai đóng góp 9,6%. Về cây tái sinh, mật độ 39667 cây/ha, với cây có chất lượng sinh trưởng tốt chiếm 71,4%. Đối với cây Trai có mật độ 3833 cây/ha (chiếm tỷ lệ 9,7%).

- Đối với trạng thái rừng phục hồi có tổng tiết diện ngang bình quân là

149,35 ± 1,37(m2/ha), trữ lượng rừng trung bình đạt 81,65 ± 21,16 (m3/ha). Với 3 ưu hợp điển hình cụ thể như sau: (1) Trai – Gõ – Cườm thị…với tổ thành loài: 15,4% Trai + 11,5% G + 10,3% Cườm thị + 62,8% Khác; mật độ quần thụ là 390 cây/ha; cây Trai đóng góp 8,5% và đạt trữ lượng 3 m3/ha. (2) Sến – Trâm – Cám….có tổ thành loài: 26,6% Sến + 19% Trâm + 12,7% Cám + 41,7 Khác; mật độ quần thụ là 395 cây/ha; cây Trai đóng góp 5,0% với trữ lượng 2,2 m3/ha. (3) Sến – Thẩu tấu – Dầu…các đặc trưng biểu thị tổ thành loài: 27,6% Sến + 14,7% Thẩu tấu + 8,5% Dầu + 49,2% Khác; mật độ quần thụ là 470 cây/ha. Ở tầng cây tái sinh, mật độ trung bình đạt 12667 cây/ha, trong đó cây có sức sinh trưởng tốt đạt 59,2%. Còn với cây Trai có mật độ 833 cây/ha (chiếm 6,6%).

Hai là: Độ phong phú của cây Trai ở các cấp tuổi đều phụ thuộc vào trạng thái rừng, độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng. Tần số bắt gặp Trai cấp tuổi 1 (giai đoạn D1.3 < 8cm + Hvn > 1,0m) ở 2 trạng thái rừng bán ngập và rừng phục hồi lần lượt là 0,68, 0,70, trung bình là 0,69; ở cấp tuổi 2 (giai đoạn Hvn = 0,5 - 1,0m) tương ứng là 0,50, 0,53, trung bình là 0,52. Còn đối với cấp tuổi 3 (giai đoạn Hvn <= 0,5m ) là 0,3, 0,65, 0,72 và trung hình là 0,68.

Ba là: Độ phong phú của cây Trai thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của ba yếu tố độ ẩm đất, pH tầng đất mặt và độ tàn che tán rừng. Mối liên hệ này có thể mô tả bằng những mô hình Logit Gauss 2 và 3 biến số.

Bốn là: Độ ẩm đất thích hợp cho cấp tuổi 1 từ 52,8 - 75,7%, tối ưu là 64,2%; ở cấp tuổi 2 tương ứng là 39,9 - 75,1% và 57,5%; còn ở cấp tuổi 3 là 51,6 - 77,3% và 64,4%. Độ pH tầng đất mặt thích hợp cho sự xuất hiện cây Trai ở cấp tuổi 1 là 6,2 - 6,8, tối ưu là 6,5; ở cấp tuổi 2 từ 6,2 - 7,6, tối ưu là 6,9; đối với cấp tuổi 3 là 5,7 - 7,9, tối ưu là 6,8. Độ tàn che tán rừng thích hợp cho cấp tuổi 2 là 26,2 - 78,7, tối ưu là 52,5. Còn với cấp tuổi 3 từ 28,9 - 61,0, tối ưu là 44,9. Riêng đối với cấp tuổi 1, yếu tố độ tàn che tán rừng ít ảnh hưởng vì đã trực tiếp tham gia vào tầng tán của rừng hoặc phát triển ở bìa rừng.

Năm là: Khi trạng thái rừng thay đổi, thì độ ẩm đất, pH tầng đất mặt và độ tàn che tán rừng có ảnh hưởng khác nhau đến độ phong phú của cây Trai. Ở trạng thái rừng bán ngập cây Trai tái sinh tốt hơn so với trạng thái phục hồi.

2. Kiến nghị

Đề tài này đã xem xét ảnh hưởng của độ ẩm đất, pH tầng đất mặt và độ tàn che tán rừng đến độ phong phú của cây Trai trong 2 trạng thái rừng bán ngập và trạng thái rừng phục hồi thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong mùa ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Do đó, những kết luận đưa ra chỉ đúng trong điều kiện của đề tài này. Vì thế, tác giả kiến nghị:

(1) Khi áp dụng những kết quả của đề tài này vào thực tế, đề nghị cần lưu ý đến những điều kiện của đề tài này.

(2) Tối ưu và biên độ sinh thái của cây Trai đối với các yếu tố độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng đã được tính toán dựa trên những mô hình lý thuyết. Kết quả suy luận từ những mô hình này c ng chỉ dựa trên độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng trong điều kiện tự nhiên. Vì thế, khi áp dụng kết quả này để gieo ươm cây Trai, đề nghị cần phải có những kiểm nghiệm thích hợp.

(3) Các trị số về tối ưu, biên độ sinh thái và phạm vi chống chịu sinh thái được nội suy từ mô hình lý thuyết. Cho nên, giá trị những trị số trên vừa có ý nghĩa về mặt thực tế và vừa có ý nghĩa về mặt lý luận. Trong quá trình tính toán, các trị số đã được tổng hợp dưới dạng số thập phân với cách làm tròn 2 chữ số để đảm bảo tính khoa học. Cho nên, khi vận dụng các trị số này trong điều kiện gieo ươm, nhà sản xuất có thể điều chỉnh làm tròn các trị số cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái tái sinh của quần thể trai (fagraea fragrans roxb) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở khu bảo tồn thiên nhiên bình châu (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)