Các yếu tố ảnh hưởng khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 57 - 59)

Yếu tố người học:

Đối với hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, mục đích cuối cùng chính là để hình thành năng lực ngoại ngữ cho người học. Để có thể sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả đòi hỏi người học không chỉ ghi nhớ được cách phát âm, từ vựng hay ngữ pháp (ba thành tố cơ bản của một ngôn ngữ) mà còn phải biết cách sử dụng những từ đã được học, vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Người học thực hiện các hoạt động lời nói ngoại ngữ một cách thành thạo khi họ biết cách vận dụng linh hoạt vốn từ vựng đã học, sử dụng chúng để thể hiện ý của mình trong giao tiếp.

Động cơ và thái độ học tập cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Động cơ bao gồm 4 yếu tố: mục đích cần đạt được trong hoạt động học tập, sự nỗ lực để đạt được mục đích, ước muốn đạt được thành công và thái độ đối với hoạt động học tập. Trong lớp học ngoại ngữ, thái độ người học sẽ thể hiện thông qua các hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Thái độ và động cơ của người học sẽ quyết định sự kiên trì của người học khi đương đầu với những thử thách hay khó khăn trong học tập, yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ thành thạo ngôn ngữ của người học và luân phiên dẫn đến thành công hay thất bại trong việc phát triển ngôn ngữ. Nếu người học có động cơ và thái độ tích cực (do kết quả học tập mang lại), thì nó sẽ tiếp tục dẫn người học đến thành công, ngược lại một động cơ và thái độ tiêu cực sẽ là rào cản cho sự phát triển ngôn ngữ của người học.

Yếu tố hội nhập:

Tiếng Anh gắn liền với hàng trăm nền văn hóa, không ngừng biến đổi theo thời gian và không gian, được sử dụng bởi các cộng đồng nói các ngôn ngữ khác

30

nhau. Việc hiểu biết sâu sắc về các nền văn hóa trên tinh thần cởi mở và khả năng giao tiếp nhạy bén linh hoạt sẽ giúp giáo viên và người học Việt Nam tiến xa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hiện nay tiếng Anh đang được sử dụng trên hơn 80 vùng lãnh thổ khác nhau để là công cụ trong hợp tác về kinh tế-chính trị; văn hóa-xã hội của các quốc gia khác nhau, từ đó tạo ra những liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của cuộc công nghiệp 4.0, thế giới hiện nay được xem là “phẳng” theo nghĩa là tất cả những sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và địa lý đã được xóa nhòa bởi các công cụ kết nối là tiếng Anh, internet. Đối với nền giáo dục ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học và học sinh, sinh viên lại càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết để góp phần cung cấp “công cụ” kiến thức cho đội ngũ lao động, nguồn nhân lực chủ chốt trong hiện tại và tương lai của đất nước. Bởi vì, tiếng Anh bên cạnh là một “công cụ” được sử dụng để truyền tải những ý niệm văn hóa, kiến thức đối với nhiều người sử dụng tiếng Anh khác nhau còn là một trong những “công cụ” tuyệt vời để giúp cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học được tốt hơn, hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ -

TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 57 - 59)