Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 6.427,1 ha.
Thành phố Điện Biên Phủ có di tích lịch sử văn hóa. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28/4/1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Dân số trung bình tính đến năm 2013 ước 52.484 người (kể cả lực lượng vũ trang và dân số quy đổi ước trên 70.000 người), tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 9,5%/năm, thành phần dân tộc gồm 14 dân tộc anh em, cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh (người Việt) mà còn có một số đông là người Thái, người H'Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố. Điện Biên Phủ cũng là thành phố có dân số thấp thứ 2 cả nước.
Những năm gần đây, thành phố tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển văn hóa, giáo dục. Các phong trào văn hoá, thể dục thể thao, hoạt động thông tin được tổ chức đa dạng, sâu rộng. Các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức bài bản, chu đáo. Giáo dục Điện Biên nói chung và thành phố Điện Biên Phủ nói riêng khá phát triển, hiện thành phố có 55 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở (sau khi sáp nhập 04 xã của huyện Điện Biên vào thành phố kể từ ngày 01/01/2020); 05
32
trường THPT (01 trường chuyên; 01 trường THCS&THPT chất lượng cao; 01 trường dân tộc nội trú tỉnh; 02 trường THPT khác); 01 Trung tâm GDTX tỉnh; 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở GD&ĐT; 04 trường cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề (đều có các trung tâm ngoại ngữ - tin học trực thuộc trường).
Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của xã hội, tạo cơ hội cho nhu cầu học tập ngày càng cao của người học, góp phần tạo nên một nền giáo dục toàn diện của tỉnh nhà, ngày 14 tháng 5 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên sau khi thành lập được tiếp nhận cơ sở vật chất của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, gồm 04 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tiếng; 03 phòng học tin học và các phòng chức năng khác. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có tổng cộng 13 người, được điều động từ các đơn vị giáo dục, các ban ngành trong tỉnh đến công tác. Phần lớn đội ngũ còn thiếu kinh nghiệm trong môi trường hoạt động giáo dục mới: Ban giám đốc chưa có kinh nghiệm xây dựng và quản lí ở mô hình giáo dục thường xuyên; giáo viên từ cơ sở giáo dục phổ thông điều động sang nên còn bỡ ngỡ và thiếu chủ động với loại hình đào tạo, còn lúng túng trong việc lựa chọn chương trình, sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy; đội ngũ nhân viên còn thiếu nên phải kiêm nghiệm nhiều công việc khác nhau, nhận thức của cộng đồng về mô hình hoạt động của trung tâm chưa đầy đủ. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết gắn bó, sự quyết tâm, tích cực học hỏi, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác do đó tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm đã khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thử thách từng bước xây dựng và phát triển.
Tính đến thời điểm hiện tại Trung tâm đã có 09 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tiếng (phòng Lab), có 04 phòng học tin học và các phòng chức năng khác. Tất cả các phòng học, phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu đào tạo, quản lí và phục vụ giảng dạy và học tập tốt;
ngữ là người nước ngoài và có 05 giáo viên tin học. Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển, vì vậy hằng năm Trung tâm luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham gia bồi dưỡng các lớp chuyên môn nghiệm vụ, các lớp quản lí, các lớp nâng cao trình độ do ngành tổ chức; tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi nâng cao năng lực trình độ từ những chuyên gia người nước ngoài đang giảng dạy tại Trung tâm. Hiện tại 100% giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 05 giáo viên có trình độ thạc sỹ (01 giáo viên người nước ngoài); 17 giáo viên có trình độ đại học. Về hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo linh hoạt và hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người học mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ, tin học:
Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu của người học.
Tuyển sinh và quản lý người học.
Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trinh đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân khi đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện các công việc có liên quan như biên dịch, phiên dịch, lập trình, cài đặt phần mềm.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu phát triển trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục.
Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Được xác định và công khai mức thu học phí theo khóa học của người học phù hợp với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng nội quy, quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc trung tâm; quản lý, tuyển dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chiến
34
lược phát triển của trung tâm.
Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm và được hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.