“Cứ mỗi lớp bốn, có tám em chẳng biết gì về toán…
ASTCO TUẦN SAN | SỐ 87 - THÁNG 12 - 2016 | www.astco.com.au
38 Footscray
Jack và Aidam, học sinh trường tiểu học Mitcham đang điều khiển “máy bay” theo chương trình cải cách STEM của trường - Ảnh: Eddie Jim
Nước Úc sao chậm lụt?
Cô Janine Macintosh, thuộc viện Khoa học toán học Úc cho rằng người Úc cần phải giũ bỏ định kiến ‘chế diễu’ những em cần cù chăm học. Cô nói, “Ở Úc, có lối nghĩ không giỏi toán mới hay và đó là vấn đề rắc rối của nước Úc.” Cô Macintosh cho rằng nhiều nước Á châu, như Tân Gia Ba và Hương Cảng, vượt nước Úc vì họ coi trọng việc giáo dục, nhất là giáo dục về khoa học và toán học.
“Điều này rất quan trọng tạo nên thái độ và văn hóa thấm nhuận vào các em học sinh.”
Có trường Úc đang làm cách khác
Trường Tiểu học Mitcham quả có điều khác biệt, trường đã mua nhiều ‘sinh vật máy’ và “sinh vật nhân tạo biết bay” để giúp tăng triển khả năng toán số và khoa học của học sinh.
Các em Megan, Hailey, Jordan & Aidan đang điều chỉnh ‘sinh vật máy” để tăng cường khả năng khoa học và toán số - Ảnh: Eddie Jim
Điều hợp viên môn ‘sinh vật máy’ của trường, thầy Netanel Koles đã giới thiệu ‘ong máy” cho các em học sinh lớp nhỏ, giới thiệu “Lego Minstorm” cho các em tiểu học lớp lớn và giới thiệu ‘máy bay tự vận hành’ cho một nhóm 20 em học sinh giỏi về kỹ thuật số. ’
Thầy Koles nói là học sinh được yêu cầu lập thảo chương cho ‘sinh vật máy’ để sinh vật máy có thể chuyển dịch theo nhiều cách khác nhau – làm như vậy các em phải thử nghiệm nhiều cách và nhiều lần làm sai – và tiến trình làm việc cho đến lúc hoàn thiện đòi hỏi các em phải có kỹ năng toán số giỏi.
Ông Koles trình bày, “Khi các em lập thảo chương… các em cần phải tính ra ‘sinh vật máy’ có thể làm được bao nhiêu động tác, nhanh cỡ nào, đi được bao xa… các em cần dùng kỹ năng toán số để tính ra cách làm cho ‘sinh vật máy’ vận hành. Việc này liên quan đến việc nối kết thực tế với vật thể. Đưa việc xây dựng những cách giải mã điện tử vào chương trình học là chuẩn bị cho các em có thể làm được nhiều loại công việc trong tương lai mười năm nữa.”
Nguồn: The Age
Một bộ luật mới về tôn giáo gây nhiều tranh luận mới được thông qua tại Việt Nam đã tạo nên nhiều lo sợ rằng nhà cầm quyền tại Việt Nam sẽ nhân danh sự đoàn kết quốc gia đàn áp người khác chính kiến. Nhà cầm quyền tại Việt Nam đã không màng đến những mong cầu của cộng đồng thế giới khi phê chuẩn Luật Niềm tin và Tôn giáo, mà nhiều người sợ là công an và nhà cầm quyền sẽ dùng luật này để đàn áp tín hữu các tôn giáo. Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật này vào cuối tháng mười, với 85 phần trăm phiếu thuận, dẫu có
những phản đối trước đây chưa hề có, gồm cả phiếu phản đối của một số người trong đảng Cộng sản cầm quyền.
Trong số những người, những tổ chức chỉ trích luật này mạnh mẽ nhất là Hội đồng Liên Tôn Việt Nam; hội đồng gồm 27 thành viên thuộc các cộng đồng Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, Cao Đài và Hòa Hảo, nói là các tôn giáo không phải tuân thủ luật đó. Hội đồng Liên Tôn lập ngôn rằng “Khi những nhà lãnh đạo tinh thần đang đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân quyền, chúng tôi hoàn toàn
bác bỏ việc chính phủ cộng sản đang dùng Quốc Hội để chấp thuận và áp đặt [bộ luật].Chấp thuận bộ luật đó hàm nghĩa tiếp tục ủng hộ chế độ độc tài.”
Nhà thờ Công giáo ở Sapa, miền Bắc Việt Nam - Ảnh: AFP
Ủy ban Tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam thì nói rằng bộ luật sẽ làm tăng phạm vi quản lý của ủy ban và giúp đối phó với những nhóm cực đoan như các giáo phái và nhiều nhóm dùng tôn giáo gây tác hại cho sự đoàn kết quốc gia.
Ủy ban Tôn giáo xác nhận là theo luật này – được Mặt Trận Quốc Gia soạn thảo – mọi người có quyền hành động và tham dự các lễ hội tôn giáo và ‘nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tin tưởng và tự do tôn giáo, và bảo đảm tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.”
Tuy nhiên, đã có hơn 50 tổ chức tôn giáo, nhân quyền và chính trị - gồm cả các tổ chức Dân biểu ASEAN bảo vệ Nhân quyền, Quan sát Nhân Quyền và Ân Xá Quốc Tế - đều đồng thanh phản đối luật này của nhà cầm quyền Việt Nam.