Ban điều hành xin lỗi chuyện ‘cá chết’ và đóng cửa khu vực

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-87 (Trang 43 - 44)

trượt băng đầy ‘cá đông lạnh’… ~ Nu Na Nu Nống

www.astco.com.au | SỐ 87 - THÁNG 12 - 2016 | ASTCO TUẦN SAN 43

Nhiều người trên thế giới hẳn không biết rõ tên cha đẻ món Big Mac nhưng hẳn nhiều người đã từng nếm trải món ăn ông chế ra: hai lát thịt bò xay, sốt đặc biệt, rau xà lách, phó mát, dưa chua và hành đặt làm nhân trong ổ bánh mì tròn được rắc mè bên ngoài.

Cha đẻ của món Big Mac – McDonald có tên đầy đủ là Michael James “Jim” Delli-

gatti, người đã tạo ra món Big Mac gần 50 năm trước và cũng là người, trong đời mình, được tận mắt nhìn thấy món bánh nhân thịt của mình trở thành món ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới. Ông Jim Delligati qua đời hôm thứ Hai, 28.11, tại nhà riêng ở Pittsburg, thọ 98 tuổi. Theo con trai ông kể thì mỗi tuần, ông Delligati ăn tối thiểu một cái Big Mac 540 calories.

Thương quyền McDonald của ông Delli-

gati khởi đi từ cơ sở doanh nghiệp của ông ở Uniontown, nằm không xa Pittswburg, khi ông phát minh ra loại bánh nhân thịt đặc biệt này năm 1967 do dựa theo ý khách hàng muốn ăn bánh nhân thịt lớn cỡ hơn. Nhu cầu ăn bánh nhân thịt do ông Delli-

gatti sản xuất lan rộng đến 74 tiệm khác ở Pennsylvania và được cả nước Mỹ chiếu cố năm 1968. Ông Michael Delligatti, con trai của người quá cố, kể là cha ông từng được hỏi tại sao lại đặt tên món bánh nhân thịt là Big Mac thì cha ông trả lời gọi nó là Big Mac vì Big Mac nghe rất tức cười. Tuy nhiên công ty McDonald, năm 1985, đã vinh danh bà Esther Glickstein Rose vì công lao nghĩ ra cái tên cho loại bánh nhân thịt; bà được thưởng bảng vinh danh với

hình cái bánh nhân thịt bán chạy nhất và món khoai tây chiên. Chuyện kể là một ngày năm 1967, lúc đó cô Rose, 21 tuổi, thư ký của bộ phận quảng cáo tiếp thị của công ty đang làm việc trong văn phòng thì Giám đốc điều hành công ty, từ cuộc họp hội đồng thành viên, vội vả vào phòng làm việc của cô, nhờ cô đề nghị cho món bánh nhân thịt một cái tên – cái tên Big Mac. Nhưng gia đình của ông Jim Delligatti thì có nhiều ý kiến khác về chuyện cái tên Big Mac, không hẳn cô Rose là người đặt tên cho món bánh nhân thịt đó.

Ông Delligati có nói hồi năm 2006 là lúc đầu ban điều hành công ty chống lại ý tưởng đặt tên Big Mac cho món bánh nhân thịt đi chung với ‘chips” và nước ngọt đá bào vốn đang bán quá chạy. Ông Delligati nói là “Họ lý luận tại sao phải tìm cái gì mới nếu (thực đơn cũ) đang hoạt động quá tốt?”

Xưa nay, McDonald đã bán hàng tỷ cái bánh Big Mac tại hơn 100 nước trên thế giới. Khi chiếc bánh Big Mac tròn 40 tuổi, thì hệ thống McDonald ước tính là mỗi năm McDonald bán được khoảng 550 triệu cái Big Mac hoặc là cứ mỗi giây McDon-

ald bán được 17 cái Big Mac. Công ty McDonald cũng nói là ông Delligati không được trả tiền sáng chế gì cả với bánh Big

Mac.

Hôm thứ Tư, Công ty Oak Brook, công ty làm chủ hệ thống McDonald toàn cầu có trú sở tại Illinois công bố, “Ông Delligati là người có thương quyền truyền kỳ trong hệ thống McDonald; ông đã tạo ấn tượng

lâu dài với nhãn hiệu chúng tôi. Quả đúng là món “Big Mac” đã trở thành món bánh nhân thịt đặc sắc được nhiều người khắp thế giới ưa thích.”

Bà Ann Dugan, cựu phó khoa trưởng tại trường Doanh nghiệp, đại học Pittsburgh, là chuyên gia về thương quyền doanh nghiệp, nói rằng thiên tài của ông Jim Delligatti rất đơn giản: Ông ấy lắng nghe ý kiến của khách hàng là họ muốn có loại bánh nhân thịt lớn hơn.

Bà Dugan nói là, “Trong vấn đề doanh nghiệp cung ứng thương quyền, lúc nào cũng có phép thực hành chung rất rõ ràng, ai cũng phải theo sách đó. Ông Jim đã thấy được cơ hội để đi ra ngoài sách đó vì ông biết và hiểu khách hàng.Ông ấy bền bĩ nhẫn nại và hệ thống McDonald biết lắng nghe, và chuyện hệ thống này thành công thế nào thì ai cũng thấy rõ rồi.”

Ông Delligati lãnh đạo Công ty Quản trị M&J, một doanh nghiệp gia đình hoạt động suốt bốn thế hệ và công ty cung ứng thương quyền McDonald hơn 60 năm nay. Ông mở tiệm McDonald đầu tiên ở North Hills, Pittsburgh năm 1957. Năm 1979, ông đồng sáng lập cơ sở từ thiện Pittsburgh’s Ronald McDonald House cho nhiều gia đình có thể đến cư ngụ khi đem con cái đến Pittsburgh để được săn sóc y tế. Và ông cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện khác nữa.

Ông Delligatti cũng là người mở ra dịch vụ điểm tâm tại các tiệm McDonald, phát triển thêm các món bánh ngọt nóng và các bữa ăn xúc xích phục vụ công nhân ngành sắt thép trên đường về nhà sau ca làm việc ban đêm.

Ông Jim Delligati qua đời, còn vợ là bà Ellie, hai đứa con trai, năm người cháu và tám người chắt.

Nguồn: AP

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-87 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)