www.astco.com.au | SỐ 87 - THÁNG 12 - 2016 | ASTCO TUẦN SAN 39
Sunshine
Tổ chức Quan sát Nhân quyền cáo rằng luật mới về tôn giáo tại Việt Nam tạo điều kiện cho nhà cầm quyền chọn và đàn áp những nhóm tôn giáo không làm hài lòng nhà cầm quyền. Tổ chức Quan sát Nhân quyền nói là nhiều từ ngữ trong bộ luật này như “sự đoàn kết quốc gia”, “an ninh quốc gia” và “đạo đức xã hội” là mơ hồ và có thể được nhà cầm quyền khai thác để đán áp những nhà hoạt động chính trị. Điều khoản 32 của luật này ghi rằng việc bổ nhiệm tôn giáo phải có tinh thần đoàn kết và hòa hợp quốc gia” và điều khoản 22 nói là việc dạy giáo lý phải bao gồm cả “lịch sử Việt Nam và luật lệ Việt Nam” như là những môn học chính.
Một nhân viên an ninh bịt miệng linh mục Lê Văn Lý, 60 tuổi, ngay tại tòa, sau khi linh mục la lớn “tòa Cộng sản” trong cuộc xử án tuyên truyền chống phá nhà nước - Ảnh: AFP
Sự phân cách quyền lực giữa các giáo hội và thế quyền là như một lời nguyền đối với nhà cầm quyền cộng sản vốn năm quyền cai trị miền Bắc Việt Nam năm 1954 và sát nhập thêm miền Nam Việt Nam 21 năm sau đó. Nhiều tài sản các giáo hội bị nhà nước độc đảng tại Việt Nam tịch thâu và những người cộng sản vô thần đấu đá với tôn giáo kể từ thời đó.
Nhà cầm quyền tại Việt Nam công nhận 39 tổ chức thuộc 14 tôn giáo có tổng cộng khoảng 24 triệu tín hữu, nhưng lại không ngần ngại dùng những tố cáo độc đoán để cầm tù hoặc hãm hại những người theo đạo, nhất là những tín hữu của những nhóm tôn giáo không được ‘đăng ký’. Nhiều tu sĩ thường phàn nàn là các buổi lễ tôn giáo bị công an đến gây rối; công an xông vào giữa buổi thánh lễ, soát giấy tờ tùy thân của các giáo hữu đang dự lễ. Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ chủ trương Hội đồng Liên Tôn, được trả lại tự do, ra khỏi nhà tù hồi tháng Năm sau tám năm bị tù. Một trường hợp khác là nhà hoạt động đạo Tin Lành, bà Trần Thị Hồng, khiến nhiều giới chức Liên Hiệp Quốc quan tâm và thúc hối nhà cầm quyền Việt Nam ngưng sách nhiễu đời sống của bà sau
nhiều lần bà bị nhà cầm quyền bắt giữ và tra tấn. Chồng bà, mục sư điều hành Giáo hội Việt – Mỹ Lutheran Alliance Church, đã bị tù từ năm 2011.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc điều hành tổ chức Quan sát Nhân quyền – Á châu, nói là Hà Nội chuyên chú hạn chế việc hành đạo bằng các sắc luật, giới hạn không công nhận – không cho đăng ký - các nhóm tôn giáo không chính thức, sách nhiễu và theo dõi các hoạt động tôn giáo và các tín hữu.
Ông Robertson cũng cho biết, ở những vùng thôn quê, các tôn giáo không được công nhận còn gặp khó khăn trở ngại nhiều hơn. Nhiều người thiểu số sống ở miền núi và nhiều người theo đạo Thiên chúa thuộc các giáo pháo De Ga và Ha mon bị nhà cầm quyền bách hại, đã phải trốn chạy sang nước láng giềng là Cam Bốt. Nhiều chi hội của các hội thánh Cao Đài và Hòa Hảo, nhiều giáo hội Tin Lành và Công Giáo ở những vùng cao nguyên xa xôi, các chùa chiền Phật giáo Khmer Krom và giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn thường gặp phải nhiều trở lực từ luật lệ của nhà cầm quyền cộng sản.
Một nhóm người thiểu số cao nguyên Việt Nam, trốn chạy khỏi Việt nam vì bị bách hại, gặp nhân viên Liên Hiệp Quốc tại Cam Bốt. - Ảnh: AFP
Luật mới về tôn giáo tại Việt Nam còn có quy định cấm lạm dụng tự do tôn giáo để gây hại ‘cho sự đoàn kết quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.”
Ông Robertson nói, “Điều rốt ráo là nhà cầm quyền Việt Nam coi tôn giáo như là một thực thể để vận dụng và kiểm soát chứ không kính trọng – và vì vậy nhà cầm quyền thường xuyên lập nên trận mạc khắp Việt nam để kiểm soát tôn giáo.”
Với luật mới về tôn giáo, ngay cả một số đảng viên đảng Cộng sản đã có ý bất bình. Bà Khúc Thị Duyên, phó Chủ tịch Quốc hội, đã khuyến cáo rằng luật lệ mới ‘không phù hợp và có thể bất công đối với các tôn giáo” và bà cũng chỉ trích luật lệ mới ‘không phù hợp’ vì có quy định rằng một
tôn giáo chỉ được công nhận sau khi đã hoạt động được 10 năm.
Các nhà sư Phật giáo Khmer Krom ở trong số những người cảm nhận áp lực của luật mới về tôn giáo tại Việt Nam - Ảnh: AFP
Việt Nam không phải là nước duy nhất trong vùng còn kềm hãm và bách hại tôn giáo. Đạo Hồi ở Nam Dương và Mã Lai Á cũng thường gặp trở ngại với nhà cầm quyền; đạo Thiên Chúa ở Phi Luật Tân và đạo Phật ở Miến Điện cũng gặp nhiều bất trắc với nhà cầm quyền.
Nhiều giáo hữu Công giáo bị xử án tại tòa Hà Nội vì tội ‘gây gây rối và phá hoại”trong những cuộc biểu tình tranh chấp đất đai với nhà nước Việt Nam - Ảnh: AFP
Ông Keith Loveard, nhà phân tích chuyện rủi ro thuộc tổ chức tư vấn Concord Consultancy, nói là Việt nam có hai cộng đồng tín hữu đông đảo là Công giáo và Phật giáo và sự việc này làm cho luật lệ về tôn giáo ở Việt Nam khó đúng đắn được. Ông nói, “Vấn đề là luật phải công bằng và công bằng là chuyện khó làm được.” Ông nêu câu hỏi, “Quý vị kiểm soát, ngăn cấm hay đòi hỏi những tiêu chuẩn nào đó hay quý vị nỗ lực tìm cách tạo nên bầu khí tương dung hay quý vị bức bách những cuộc biểu đồng tình tệ hại nhất? Kết quả cuối cùng hơi bất ổn. Quý vị tạo ra cho mình thêm nhiều vấn đề trở ngại. Quý vị mở tung cái hộp chứa toàn những điều tệ hại trên đời. Điều hay nhất quý vị cần làm là để các nhà lãnh đạo tôn giáo lo việc tôn giáo thay vì quý vị tìm cách đặt ra luật lệ để chi phối tôn giáo.”
Nguồn: AFP / Luke Hunt
ASTCO TUẦN SAN | SỐ 87 - THÁNG 12 - 2016 | www.astco.com.au
Nhà cầm quyền tại Cuba phải để người dân được tự do và phải dành ‘cái gì đó đáp ứng lại” với nước Mỹ nếu Cuba muốn giữ được thời đại mới có quan hệ ấm áp hơn với Washington, tùy viên hàng đầu của tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump, khuyến cáo như hôm Chủ nhật giữa khi chuyện ông Fidel Castro qua đời, ba tuần sau ngày
bầu cử tổng thống Mỹ, đẩy Cuba vào tình trạng mới không ai đoán trước được gì. Ông Fidel Castro, từng thoát khỏi nhiều mưu toan ám sát của Mỹ, đã chết hôm thứ Sáu, tuổi 90, sau nhiều năm bệnh hoạn. Tin ông qua đời làm nổ ra nhiều dạng cảm xúc ở Havana và Miami. Ở Cuba, cả nước để tang chín ngày, tro tàn thân xác của ông Castro được an táng tại nghĩa trang Thánh Ifigenia ở Santiago de Cuba ngày Chủ Nhật, 4 tháng Mười Hai.
Cách nay hơn nửa thế kỷ, du kích quân của Fidel Castro đã thay thế quyền lực độc tài Batista bằng quyền lực cộng sản, thách đố nước Mỹ và biến Cuba thành nơi thử lửa cuộc chiến tranh lạnh. Fidel Castro lãnh đạo và đẩy lui cuộc tấn công được CIA ủng hộ tại Vinh Con Heo năm 1961 và đồng
thời thế đồng minh của ông ta với Mạc Tư Khoa đã giúp nổi lên cuộc khủng hoảng chiến tranh hỏa tiễn năm 1962, một cuộc so gân 13 ngày với Mỹ suýt đưa thế giới đến bờ vực chiến tranh nguyên tử.
Mối bang giao mới chớm trở lại được Tổng thống Mỹ Barack Obama tạo nên giữa Mỹ với Cuba được coi là một trong những thành tựu chính của thời tổng thống Obama. Nhưng Reince Priebus, người sẽ thành Chánh Văn Phòng Tổng thống phủ của ông Trump nói là Tổng thống tân cử sẽ “tuyệt đối đảo ngược mối quan hệ trừ khi Havana có những động thái nào đó.” Ông Priebus nói rằng“Việc kềm kẹp người dân, thị trường tự do, tự do tôn giáo, tù nhân chính trị là những vấn đề cần được thay đổi để khai phóng các mối bang giao và đó là những gì tổng thống tân cử Trump tin tưởng.”
Bà Kellyane Conway, một tùy viên của ông Trump (ông Trump đã lên tiếng tố cáo ông Fidel Castro là ‘kẻ độc tài tàn bạo” hôm thứ Bảy ngay sau ngày ông Castro chết) nói là bất cứ chuyện giao kết tương lai nào cũng đều nhằm vào lợi ích của người dân Mỹ. Bà nói với đài truyền hình ABC rằng “Mức độ tổng thống Trump có thể mở ra những cuộc đàm thoại với Cuba sẽ rất khó cho Cuba.”