* Nội san điện tử là một kiểu bài báo đa phương tiện bao gồm cả chữ viết, hình ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, các yếu tố đồ họa được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới. Ở đó, người ta sử dụng hiệu ứng cho tiêu đề, chữ viết linh hoạt với những phần trích dẫn và hình ảnh được bố trí đẹp mắt. Nội san điện tử thường được thiết kế trong cùng một giao diện với Website của các trường học.
Khi tiếp cận một bài đọc trong nội san điện tử, các bậc cha mẹ sẽ trải nghiệm cảm giác như đang đọc các tạp chí chuyên nghiệp được thiết kế cầu kì, cẩn thận. Những thông tin về đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi, những khó khăn của học sinh trong đời sống học đường, bí quyết làm bạn cùng con…đều sẽ được chuyển tải đến cha mẹ học sinh bằng một con đường hấp dẫn và sinh động nhất.
* Những ưu điểm chính của bản tin điện tử: 1- Với giao diện hiện đại, tích hợp cả hình ảnh và video nên thời lượng người đọc dành cho một bài báo của nội san điện tử lâu hơn gấp nhiều lần so với các bản tin hoặc thông báo truyền thống qua các kênh thông tin khác; 2- Nội dung của bản tin điện tử có đặc điểm nổi bật là mang tính chất chuyên sâu, rất phù hợp để chia sẻ với cha mẹ học sinh về những vấn đề đặc trưng tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh, những khó khăn của học sinh liên quan đến học tập, các mối quan hệ và phát triển bản thân; 3- Đối với các cấp học lớn (tiểu học và tiểu học), hoàn toàn phù hợp cho chính các em trở thành tác giả đăng bài viết trong nội san. Tiếng nói của học sinh trong nội san điện tử sẽ là một thông điệp hiệu quả giúp giáo viên kết nối với cha mẹ học sinh tốt hơn; 4-
146 146
Một bài báo điện tử với giao diện chuyên nghiệp, nhưng lại chuyển tải những hình ảnh hoạt động của trường, của lớp mà con mình đang theo học làm tăng tính hấp dẫn trong việc tiếp cận thông tin đối với cha mẹ học sinh.
* Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm nổi bật như trên thì việc thiết kế và duy trì nội san điện tử sẽ đặt ra một số khó khăn nhất định như: 1- Một bài báo điển hình của nội san điện tử cần có hình ảnh (hoặc) video đẹp. Nội dung chuyên sâu của nội san cũng cần có sự gia công nhất định của người viết hoặc chọn lọc bài viết; 2- Để thiết kế một bài báo cho nội san điện tử cũng cần những giáo viên thông thạo về công nghệ thông tin trong nhà trường; 3- Nhiều trường học hiện nay vẫn chưa được trang bị tốt về hệ thống mạng, khó khăn trong việc thiết kế, xây dựng nội san điện tử.
3.5.4. Thư gửi cha mẹ học sinh
* Trao đổi thư từ với cha mẹ học sinh là một hình thức truyền thống trong phối hợp, trao đổi giữa gia đình và nhà trường. Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh; đặc biệt là khi học sinh có những biểu hiện khó khăn nào đó ở trường học.
Thư gửi cha mẹ học sinh có thể được thực hiện bằng gửi thư qua đường bưu điện hay qua thư điện tử (email). Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các giáo viên đều lựa chọn thư điện tử trong trao đổi với cha mẹ học sinh do đặc điểm thuận tiện và kịp thời của phương tiện này.
* Thư gửi cha mẹ có nhiều ưu điểm như: 1- Tài khoản email là tương đối phổ biến với hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay. Qua thư điện tử, thông tin được gửi đến cha mẹ học sinh nhanh chóng, đặc biệt với những sự việc cần có sự trao đổi kịp thời liên quan đến những khó khăn mà học sinh đang gặp phải; 2- Đối với những học sinh có nhiều khó khăn trong học tập và rèn luyện (nhất là những học sinh cá biệt), thư gửi cha mẹ sẽ có một ý nghĩa quan trọng để giáo viên chủ nhiệm chia sẻ những kiến thức sư phạm về giáo dục tới gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả; 3- So với các phương tiện khác, thư gửi cha mẹ có nhiều ưu thế trong trao đổi với phụ huynh học sinh về những vấn đề riêng tư, đòi hỏi tính bí mật, giúp cho quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh đạt được hiệu quả; 4- Mặc dù nhiều cha mẹ học sinh thời hiện đại thường yêu thích các trang mạng xã hội như Facebook,
147 147
Instagram... nhưng nếu để lựa chọn nhận thông tin một cách chỉn chu, đáng tin cậy thì họ vẫn sẽ chọn email. Đây là phương tiện thể hiện sự chuyên nghiệp, hữu ích để nhà trường, giáo viên có thể đưa ra các thông báo chính thống, rõ ràng cho cha mẹ học sinh. Thư gửi cha mẹ cũng thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc và tính cấp thiết đối với vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ học sinh.
* Việc phối hợp và trao đổi với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh thông qua phương tiện thư điện tử có một số hạn chế nhất định: 1- Không phải cha mẹ học sinh nào cũng có thói quen sử dụng tài khoản email một cách thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, thư gửi của giáo viên chủ nhiệm có thể không đến được với cha mẹ học sinh đúng thời điểm cần đến sự hợp tác của họ để tư vấn, hỗ trợ cho học sinh; 2- Đôi khi thư gửi cha mẹ học sinh có thể thất lạc (rơi vào hòm thư rác), ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong tư vấn, hỗ trợ cho học sinh; 3- Sử dụng phương tiện thư gửi cha mẹ học sinh có thể khiến giáo viên gia tăng khối lượng công việc do phải trả lời thư một cách cẩn thận và cân nhắc. Đặc biệt, khi giáo viên cần có sự hợp tác từ phía cha mẹ học sinh để tư vấn, hỗ trợ cho nhiều học sinh cùng một thời điểm; 4- Khi sử dụng phương tiện thư từ để trao đổi với cha mẹ học sinh, giáo viên có thể sẽ rơi vào trạng thái “bị động” để chờ đợi phản hồi từ phía cha mẹ học sinh. Có một số cha mẹ có thể chỉ đọc tiêu đề của email mà không có sự phản hồi, hoặc đã đọc đầy đủ nội dung của email nhưng không phản hồi sớm. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp với các phương tiện khác để thông báo về việc gửi thư điện tử tới cha mẹ học sinh và đưa ra lời nhắc, lời đề nghị về thời hạn phản hồi thư.