* Mạng xã hội là một trang web hay nền tảng trực tuyến cho phép người dùng có thể kết nối, giao lưu, chia sẻ những thông tin hữu ích trên nền tảng Internet. Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ nơi đâu. Các mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Facebook, Zalo, Skype, Instagram, Viber, Youtube… Với nhiều ưu điểm và tính năng ngày càng được nâng cao, mạng xã hội là phương tiện hiệu quả để giáo viên thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh.
148 148
* Sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh có những lợi thế nổi bật sau: 1- Chức năng chủ yếu của mạng xã hội là thiết lập, đẩy mạnh sự kết nối giữa các cá nhân, nên các chức năng gọi điện, nhắn tin, bình luận, thể hiện cảm xúc làm tăng tính tích cực, thiện cảm của quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa giáo viên và gia đình học sinh; 2- Một trong số những ưu thế của mạng xã hội so với các phương tiện khác là tính tương tác cao và nhanh chóng. Chỉ cần gửi đi một tin nhắn văn bản hoặc một hình ảnh, ngay lập tức giáo viên có thể nhận được thông báo về sự tương tác của cha mẹ học sinh đối với mình. Trong những trường hợp khẩn cấp cần trao đổi với cha mẹ học sinh, mạng xã hội giúp quá trình kết nối diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn các phương tiện khác; 3- Sử dụng mạng xã hội trong trao đổi và phối hợp với gia đình học sinh sẽ giúp tiết kiệm chi phí so với các cuộc gọi truyền thống; 4- Không phải lúc nào giáo viên cũng có thể thu xếp được buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi với gia đình về vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ học sinh. Mạng xã hội giúp giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ với gia đình học sinh cho dù họ đang ở bất cứ nơi nào.
* Bên cạnh những ưu điểm trên, mạng xã hội cũng có một số hạn chế nhất định khi giáo viên trao đổi thông tin với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh ở chỗ: 1- Đôi khi có những cuộc trò chuyện, trao đổi ngoài lề gây ảnh hưởng đến mục tiêu trao đổi, phối hợp với gia đình về vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh; 2- Tính bảo mật về thông tin cá nhân vẫn còn là một hạn chế chưa được khắc phục trong việc sử dụng mạng xã hội hiện nay. Do đó, nội dung trò chuyện, trao đổi giữa giáo viên và gia đình học sinh có thể bị kẻ xấu xâm nhập, lợi dụng vì mục đích không chính đáng; 3- Mạng xã hội bao gồm một mạng lưới các tài khoản cá nhân nên việc đăng tải những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng có thể diễn ra. Những thông tin đó có thể gây “nhiễu”, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giáo viên với gia đình học sinh và tác động đến hiệu quả tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học; 4- Trong một số trường hợp, việc lạm dụng mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến việc vận hành kênh thông tin trực tiếp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh, làm giảm hiệu quả hỗ trợ, tư vấn học sinh trong nhà trường.
* Để sử dụng mạng xã hội phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh được hiệu quả, giáo viên nên: 1- Sử dụng ngôn từ phù hợp, đúng mực, không
149 149
nên gay gắt; 2- Không cung cấp những thông tin sai sự thật hoặc chưa được kiểm duyệt kĩ càng; 3- Tránh đưa thông tin, hình ảnh một cách tùy tiện. Nếu có, chỉ nên đưa những hình ảnh phù hợp, mang tính giáo dục. Đồng thời, chỉ nên sử dụng các hình thức thông tin này vào mục đích phối hợp giáo dục học sinh, không nên lồng ghép mục đích khác để tránh tạo ra các tác động phản giáo dục; 4- Tạo các nhóm khác nhau trên để trao đổi riêng với từng nhóm đối tượng (chẳng hạn, nhóm riêng với ban đại diện cha mẹ học sinh; nhóm riêng với tập thể cha mẹ học sinh…). Trên nhóm, chỉ nên đưa thông tin chung, không động chạm đến cá nhân học sinh/gia đình/lực lượng nào, tránh vi phạm vào tự do cá nhân của mỗi người; 5- Những trao đổi riêng về từng học sinh thì nên trao đổi theo tài khoản riêng của giáo viên với tài khoản riêng của cha mẹ học sinh nhằm đảm bảo tính riêng tư và bảo mật; 6- Cần chú ý quy định của Luật an ninh mạng và các quy định khác khi sử dụng mạng xã hội; 7- Thận trọng khi bình luận hay cung cấp thông tin của cá nhân và gia đình học sinh.
Tóm lại, việc thiết lập, vận hành kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh có ý nghĩa rất quan trọng để có thể đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường (giáo viên) và gia đình (cha mẹ học sinh) trong quá trình giáo dục các em. Để thực hiện hiệu quả công việc này, giáo viên nên lưu ý lựa chọn các phương thức, phương tiện kết nối sao cho phù hợp với nội dung và điều kiện trao đổi thông tin theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức, phương tiện đó.
* *
*
NỘI DUNG 4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
TIỂU HỌC TRONG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
150 150
Trong nội dung 4, tài liệu trình bày 3 vấn đề:
(1) Xây dựng kế hoạch tự học về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học;
(2) Hỗ trợ đồng nghiệp triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong giáo dục và dạy học;
(3) Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong giáo dục và dạy học.