0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các ph−ơng pháp, kỹ thuật sửa chữa, gia c−ờng

Một phần của tài liệu BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (Trang 37 -38 )

Ph−ơng pháp sửa chữa, gia c−ờng kết cấu bêtông cốt thép có thể là: (1) Ph−ơng pháp sửa chữa đối với các vết nứt đã ổn định:

(a)Sửa chữa bề mặt: ph−ơng pháp th−ờng dùng là đục xung quanh vết nứt rồi trát phẳng, sơn chất kết dính epoxy, phun vữa xi măng hoặc bêtông đá nhỏ, dán vải sợi thuỷ tinh bằng mát-tit epoxy hoặc keo epoxy, tăng tính toàn khối của lớp mặt, neo nứt bằng bu-lông thép;

(b)Sửa chữa cục bộ: các ph−ơng pháp sử dụng là ph−ơng pháp đắp, ph−ơng pháp ứng suất tr−ớc, đục bỏ một phần bêtông để đổ lại;

(c)Phun áp lực vữa xi măng: Là ph−ơng pháp phù hợp với các vết nứt ổn định có bề rộng khe nứt lớn hơn 0,5mm.

(2) Giảm nội lực kết cấu: ph−ơng pháp th−ờng dùng có thể là giảm tải hoặc khống chế tải trọng sử dụng (ví dụ: ghi rõ hoạt tải của khu vực là 200 daN/m2 tại các khu vực sử dụng), làm kết cấu giảm nội lực bằng cách tăng thêm gối tựa hoặc tăng thanh chống giảm khẩu độ của kết cấu.

(3) Tăng c−ờng kết cấu: Các ph−ơng pháp th−ờng dùng là: (a) tăng tiết diện kết cấu (làm

sàn dày thêm, tăng chiều cao dầm v.v.), (b) kỹ thuật bọc ngoài bằng bêtông, (c) kỹ

thuật bọc ngoài bằng thép hình, (d) kỹ thuật gia c−ờng dán bản thép hoặc bản

composite, (e) tăng c−ờng bằng hệ thống ứng suất tr−ớc căng ngoài.

(4) Các ph−ơng pháp khác: tháo dỡ làm lại, cải thiện điều kiện sử dụng kết cấu, thông qua thí nghiệm hoặc phân tích luận chứng để không tiến hành xử lí.

(5)Ph−ơng pháp sửa chữa kết cấu bị nứt và xuống cấp do lún nền móng: Sửa chữa và gia cố nền, móng và gia c−ờng kết cấu bên trên đ−ợc qui định và chỉ dẫn ở mục3.2. Sau khi đã hoàn thành biện pháp gia c−ờng nền móng, đã giảm đáng kể ảnh h−ởng của biến dạng nền đối với kết cấu bên trên, có thể áp dụng ph−ơng pháp (1) – ph−ơng pháp sửa chữa đối với các vết nứt đã ổn định - để sửa chữa kết cấu bị nứt và xuống cấp do lún nền móng. Trong một số tr−ờng hợp đặc biệt, khi mức độ h− hỏng của kết cấu là nguy hiểm mặc dù đã đ−ợc xử lý nền móng nh−ng cần thiết phải tăng c−ờng kết cấu thì dùng ph−ơng pháp (3). Các ph−ơng pháp xử lý do t− vấn thiết kế (sửa chữa) lựa chọn

căn cứ vào hiện trạng công trình, kết quả kiểm tra và yêu cầu sửa chữa của chủ công trình.

3.1.6 Ph−ơng pháp giảm nội lực kết cấu

Có 2 ph−ơng pháp giảm nội lực kết cấu là giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu và tăng thêm gối đỡ.

(1) Giảm tải trọng:

(a)Giảm nhẹ trọng l−ợng bản thân kết cấu nh−: thay t−ờng gạch đặc bằng gạch rỗng, mái bằng bêtông cốt thép thay bằng khung thép nhẹ lợp tôn hoặc fibro ximăng, hoặc thay bê tông nặng bằng bê tông nhẹ,..

(b)Cải thiện điều kiện sử dụng công trình nh−: ngăn ngừa tích n−ớc, th−ờng xuyên quét bụi mái nhà x−ởng v.v.;

(c)Cải thiện công dụng của công trình để giảm tải nh−: chuyển phòng l−u trữ thành phòng làm việc, kho sách thành phòng đọc sách;

(d) Dỡ tầng để giảm tải trọng tác dụng xuống cột và móng.

(2) Tăng thêm gối đỡ: Trong các cấu kiện chịu uốn nh− dầm, sàn, việc tăng thêm cột mới (gối đỡ) là nhằm giảm khẩu độ, nội lực (mô men uốn, lực cắt), độ võng và bề rộng khe nứt trong kết cấu. Tuy nhiên, cần xem xét và tính toán lại việc bố trí cốt thép theo thiết kế gốc và theo thực tế khi sơ đồ tính có tăng thêm gối đỡ.

Một phần của tài liệu BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (Trang 37 -38 )

×