2. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM
2.3 Thị trường tiềm năng trong tương la
Là một trong những ngành trọng yếu gắn với lĩnh vực thi công xây dựng, cơ điện lạnh (M&E) được đánh giá là có
triển vọng ngày càng sáng sủa trong bối cảnh ngành công nghiệp xây dựng, bất động sản đang có tốc độ tăng trưởng cao.
Thực tế, tại Việt Nam, các nhà thầu nước ngoài với tiềm lực mạnh, chuyên môn cao đang chiếm ưu thế trên thị trường; chỉ
có một số ít doanh nghiệp nội với tên tuổi thực sự nổi bật như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) hay Công ty cổ phần Kỹ nghệ lạnh Searefico (SRF) mới có thể tham gia được các gói thầu trong lĩnh vực này.
Theo kết quả xếp hạng Top 10 nhà thầu cơ điện uy tín năm 2019, cuộc đua giành thị phần thị trường cơ điện lạnh vẫn thuộc về các ông lớn trong lĩnh vực này, chủ yếu giữa 2
tên tuổi là REE và SRF. Đứng vị trí đầu bảng xếp hạng, REE được biết đến là một trong số ít những doanh nghiệp nội hàng đầu về cơ điện lạnh từ lâu đã thực hiện thành công nhiều gói thầu thi công các dự án của Chính phủ và nhiều dự án bất động sản lớn.
Với yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái và thông minh hơn, bất động sản xanh sẽ trở thành xu thế chính của ngành trong thời gian tới.
Việt Nam đang có tốc độ đô thị hoá cao, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Cùng với đó là sự gia tăng số lượng lớn các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Những yếu tố này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nhà ở, chung cư tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này sẽ không có đột biến trong năm 2019.
Bất động sản là mảng kinh doanh mà REE đang phát triển, với tình hình trên, kỳ vọng REE sẽ thu được nhiều lợi ích đáng kể trong thời gian tới. Nếu REE đánh mạnh hơn vào bất động sản xanh, tiềm năng tương lai thu về sẽ rất lớn.
Theo Tổng điều tra dân số, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân, là quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, thứ 3 ĐNA và có tỷ lệ cư dân thành thị thấp hơn so với tốc độ đô thị hóa. Trong vòng 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị Việt Nam tính đến nay chiếm 34,4% và tăng 4,8% so với năm 2009.
Theo cách tính GDP mới thì thu nhập bình quân đầu người sẽ vào khoảng 3.000 USD/năm. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt trên 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động). Tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017.
Từ những điều trên cho thấy khả năng phát triển cơ điện lạnh và bất động sản ngày càng cao. Do đô thị hóa yêu cầu về nơi ở cao hơn, và những tiện nghi về đời sống cần
được đảm bảo hơn. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cho thấy khả năng mức sống của người Việt Nam sẽ tăng lên, điều đó sẽ làm tăng khả năng chi tiêu từ các cá nhân trong việc mua sắm các vật dụng đồ dùng cơ điện lạnh để cải thiện đời sống tăng lên. Bên cạnh đó, họ sẽ không ngần ngại mua các nhà ở chung cư, và nhờ vậy thị trường bất động sản sẽ cải thiện hơn.
Theo dự báo, trong năm 2019, ngoài tiềm năng tăng trưởng từ mảng tiện ích, mảng BĐS và cho thuê văn phòng hứa hẹn sẽ đạt doanh thu cao cho REE khi E Town 5 sẽ được hoàn thành trong quý I/2019 và một số dự án BĐS khác đã được khởi công từ năm 2018. Theo VCBS, doanh thu năm 2019 của REE đạt dự kiến đạt 6.560 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2019 đạt 1.760 tỷ đồng.
Khi ngành nghề kinh doanh chính đã gần hết “room” tăng trưởng, ban lãnh đạo REE đã chuyển mục tiêu sang đầu tư vào lĩnh vực điện, nước – trụ cột của nền kinh tế và đầy tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Suốt từ năm 2011 đến nay, lĩnh vực này chiếm tới hơn 70% trong cơ cấu danh mục đầu tư của REE. Công ty đã đầu tư mạnh vào 11 doanh nghiệp kinh doanh điện, nước, trong đó 7 công ty đã trở thành công ty con của REE, số còn lại là công ty liên kết. Kết quả là lĩnh vực này đã đóng góp hơn phân nửa lãi ròng cho công ty.
Cách tiếp cận chiến lược mới của REE xem ra khá hợp lý. Một báo cáo mới đây của World Bank cho biết, Việt Nam sớm muộn gì cũng phải tự do hóa giá điện chứ không thể thực hiện mãi việc bao cấp giá điện, nhằm giành nguồn lực cho các khoản đầu tư khác. Bằng chứng là Nhà nước đang từng bước đưa thị trường điện cạnh tranh vào hoạt động.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc REE, đặt nhiều kỳ vọng cho sự tăng trưởng ở từng doanh nghiệp của REE. Do vậy, mảng điện và nước có thể vẫn tiếp tục là phân khúc đầu tư trọng yếu của REE trong thời gian tới.