Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp trồng rừng phòng hộ ven bờ sông và kênh rạch tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 40 - 47)

Ntb i (2.7) Trong đó: Ntb là số cây trung bình cho từng lồ

4.1.1. Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu lập địa nơi trồng rừng là nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật rừng với các yếu tố của mơi trường thơng qua khí hậu, đất, địa hình, trong một khơng gian nhất định.

Theo Pro-Grép-nhi-ác, ơng dựa vào điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng) và điều kiện thổ nhưỡng (độ ẩm, độ phì) để phân chia lập địa. Trong một vùng địa lý nhất định, điều kiện khí hậu cơ bản được coi là đồng nhất, chỉ cần phân loại thổ nhưỡng sẽ phân chia được lập địa.

Ở Việt Nam từ đầu năm 1961 trong công tác thiết kế trồng rừng, chúng ta phân chia điều kiện lập địa theo hướng dẫn của Lơ man. Nguyên tắc phân chia điều kiện lập địa của Lơ man là dựa vào khí hậu, đất, địa hình để phân chia. Trong phạm vi một vùng nhất định, ơng cũng coi điều kiện khí hậu là đồng nhất, để phân chia điều kiện lập địa cần phân chia đất. Lơ man đã phân loại đất theo hệ thống 3 cấp. Mỗi nhóm đất được chia thành nhiều loại chính, phân chia loại chính dựa vào q trình hình thành đất và đá mẹ. Loại chính được chia thành nhiều loại phụ, phân chia loại phụ dựa vào những đặc điểm khác nhau có ý nghĩa quyết định đến các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và có liên quan trực tiếp đến thi cơng như tỉ lệ đá lẫn, độ dày tầng đất mặt, thành phần cơ giới, độ xốp, độ chặt, độ pH,...

Hiện nay, theo các chuyên gia của Viện Điều tra quy hoạch rừng, dựa vào 4 thành phần là khí hậu, đất, địa hình và thực vật để phân chia lập.

Như vậy, để điều tra điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu ta tập trung điều tra các thành phần khí hậu, đất, địa hình và thực vật làm cơ sở chọn lồi cây phù hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hợp lý.

Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng hàng đầu quyết định sự phân bố của một lồi cây. Mỗi lồi cây đều có điều kiện khí hậu thích hợp và giới hạn thích ứng, nói một cách khác mỗi lồi cây đều có một trung tâm phân bố tự nhiên, ở đó cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, khả năng thích ứng với đất, sức đề kháng với sâu bệnh hại, tuổi thọ, phẩm chất, gỗ… đều cao. Các loài cây khác nhau, khu phân bố tự nhiên rộng hẹp khác nhau nên cần chú ý khi chọn loại cây trồng.

Các yếu tố của điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tổng hợp đến phân bố loài cây, song nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố có ý nghĩa quyết định.

Tổng hợp một số chỉ tiêu khí hậu tại khu vực huyện Tiên Yên có:

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại khu vực nghiên cứu

Chỉ tiêu khí hậu Tháng Nhiệt độ TB (0) Nhiệt độ tối cao (0) Lượng mưa TB (mm) Số ngày mưa (ngày) Độ ẩm khơng khí (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tháng 1 14,7 31,5 32 9,7 83 89,8 Tháng 2 15,8 32,6 35,5 13,5 87 51,4 Tháng 3 18,9 36,1 51,9 17,1 90 56,5 Tháng 4 22,7 33,1 130 15 88 86,4 Tháng 5 26,2 37,3 241,5 14,7 85 169,1 Tháng 6 27,5 37,2 369,5 18,4 86 148,4 Tháng 7 27,8 37,6 445,6 18,9 86 183,8 Tháng 8 27,3 37,8 475,8 19,7 87 173,6 Tháng 9 26,3 36,1 361,2 14,2 84 197 Tháng 10 23,5 34 142,5 9,9 81 185,1 Tháng 11 19,1 31,4 43,9 7,1 81 161,8 Tháng 12 16,4 30,5 23,9 6 81 130,1 Cả năm 22,2 37,8 2353,3 164,2 85 1633

- Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, quá trình tái sinh, quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Nhiệt độ là điều kiện tất yếu để cây rừng tiến hành các quá trình sinh lý, nhiệt độ cao thấp, thời gian dài ngắn quyết định thời kỳ sinh trưởng và tình hình phát triển của thực vật, vì vậy có ảnh hưởng quyết định đến chọn loại cây trồng, đến sản lượng và chất lượng rừng trồng.

Theo bảng 4.1 nhiệt độ bình quân năm của Tiên Yên là 22,20C. Nhiệt độ tháng cao nhất là 27,80C và tháng thấp nhất là 14,70C. Mùa hè nhiệt độ trung bình là 270C tập trung vào các tháng 5,6,7,8; mùa đơng nhiệt độ trung bình thường khoảng 14-190C. Nhiệt độ tối cao trung bình của khu vực là 37,80C- rất nguy hiểm đối với cây trồng, khơng có nhiệt độ tối thấp nguy hiểm. Cần căn cứ vào biên độ nhiệt, nhiệt độ tối cao trung bình và tối thấp trung bình để lựa chọn lồi gây trồng tại khu vực cho thích hợp.

- Chế độ mưa

Tiên Yên là một trong 3 vùng trong cả nước có lượng mưa bình qn năm lớn nhất. Lượng mưa trung bình năm khá cao 2.353,3mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chủ yếu tập trung vào tháng 7,8,9 lượng mưa có thể đạt 70-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng cịn lại ít mưa, lượng mưa chỉ chiếm 20-25% tổng lượng mưa cả năm. Vì vậy, cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa, mùa khơ cây sinh trưởng chậm. Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 85% nhưng không đều vào các tháng trong năm, thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 12 là 81%, cao nhất vào tháng 3 với 90%.

4.1.1.2. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

Đất là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xác định, đánh giá và định giới dạng lập địa. Mục tiêu của việc phân chia dạng lập địa nhằm để quy hoạch trồng rừng và kinh doanh lâm nghiệp, mà đất là kho chứa các chất dinh dưỡng, nguồn dự trữ ẩm cung cấp cho cây trồng. Mỗi loại đất khác nhau nó kéo theo hàng loạt các yếu tố khác thay đổi ví dụ như: Hàm lượng chất dinh dưỡng, độ dày tầng đất, mức độ xói mịn và hệ thực vật sống trên đó. Loại đất khác nhau cịn liên quan

đến chế độ làm đất, kỹ thuật gieo trồng khác nhau đối với từng loại cây. Ngoài ra, đất cịn là nguồn cung cấp nước và là mơi trường sinh sống trực tiếp của bộ rễ.

Trong cùng một điều kiện khí hậu nhất định, đất có ảnh hưởng đến sản lượng trên đơn vị diện tích và chất lượng sản phẩm thu hoạch, thậm chí quyết định đến sự phân bố, đến sinh tồn của một loài cây. Khi chọn loại cây trồng cần phải chú ý đầy đủ đến yêu cầu của cây đối với đất.

Đề tài đã tiến hành phân tích một số mẫu đất tại các ô tiêu chuẩn của khu vực nghiên cứu, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu đất tại các ƠTC khu vực nghiên cứu

Nhóm Vị trí TTR Dạng lập địa Độ sâu (cm) Độ chặt Độ xốp (%) Độ ẩm Thành phần cơ giới pH I

ÔTC4 IIIA1 Fs1a 55 Chặt 62 Ẩm Thịt TB 6,5

ÔTC5 IIB Fs2b 50 Chặt 56 Ẩm Thịt TB 5,6

ÔTC13 IIB Fs1b 54 Chặt 58 Ẩm Thịt TB 5,8 ÔTC11 IIA Fs2b 50 Hơi chặt 53 Ẩm Thịt TB 5,9 ÔTC12 IIA Fs1b 52 Hơi chặt 55 Ẩm Thịt TB 5,6

II

ÔTC3 IC Fq2c 47 Hơi xốp 52 Hơi ẩm Thịt nhẹ 5,5 ÔTC14 IC Fs1c 52 Hơi chặt 54 Hơi ẩm Thịt TB 5,2 ÔTC1 IB Fq2d 47 Hơi xốp 54 Hơi ẩm Thịt nhẹ 4,6 ÔTC6 IB Fq2d 50 Hơi chặt 52 Hơi ẩm Thịt nhẹ 4,7 ÔTC8 IA Fq1d 55 Hơi xốp 50 Hơi ẩm Thịt nhẹ 4,6 ÔTC10 IA Fq2d 49 Hơi chặt 50 Hơi ẩm Thịt nhẹ 4,8

III

ÔTC2 Keo Fq1d 52 Hơi chặt 52 Hơi ẩm Thịt nhẹ 4,8 ÔTC7 Tre mai Fq2d 50 Hơi xốp 50 Hơi ẩm Thịt nhẹ 4,6 ÔTC8 Tre gai Fq1d 56 Hơi xốp 50 Hơi ẩm Cát pha 4,6 Trong đó:

Fq: Đất feralit xám vàng phát triển trên đá cát

Kí hiệu a, b, c, d là các nhóm thực vật chủ yếu đối với từng loại đất. Cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Nhóm thực vật chủ yếu theo từng nhóm

Nhóm a Nhóm b Nhóm c Nhóm d

- Cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế

- Mật độ cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế: trên 400 cây/ha.

- Chiều cao trung bình từ 1,0m trở lên.

- Cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế - Mật độ cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế: 150-400 cây/ha.

- Chiều cao trung bình từ 1,0m trở lên.

- Cây tái sinh thưa thớt.

- Mật độ cây tái sinh mục đích < 150 cây/ha.

Đất trống trảng cỏ, đồi trọc.

Cây bụi: Huđay, thẩu tấu, hoóc quang, ba gạc

Cây bụi: Hoóc quang, Hu đay, Thẩu tấu, Me đồi, Găng gai...

Đất trống sau nương rẫy khơng có hoặc mới xuất hiện một số cây tiên phong: Chẹo, Sau sau hoặc cây bụi thưa thớt: Me đồi, Thẩu tấu, Ba gạc,…

Cây bụi rải rác: Sim, mua, me đồi,... Thảm thực bì: Lau lách, chít, chè vè, nứa tép,... Thảm thực bì: Lau lách, Cỏ lào, Cỏ ba cạnh,... Thảm thực bì: Cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ lác, cỏ lào, vừng dại,... Thảm tươi: Tế guột, thanh hao,... Chiều cao thực bì: h = 2-4m. Chiều cao thực bì: h = 1-2m. Chiều cao thực bì: h < 1m. Độ che phủ > 50- 60%

Độ che phủ: 30-50% Độ che phủ: 20-30% Độ che phủ: <20%

(Nguồn: Ban quản lý Dự án Việt Đức,2008)

Theo bảng 4.2 nhóm I là đất rừng tự nhiên, nhóm II là đất khơng có rừng, nhóm III là đất rừng trồng.

1- Tầng đất

Tầng điển hình của đầt gồm tầng A và tầng B, nó tạo nên độ dầy của đất, là không gian chứa dinh dưỡng khống, có ý nghĩa sinh thái được tính từ mặt đất xuống đến nơi có tỷ lệ đá lẫn kết von>70%. Loại đất Fs tầng A có màu nâu xám, tầng B có màu vàng đỏ. Loại đất Fq tầng A có màu nâu vàng, tầng B có màu vàng nhạt. Độ dày tầng đất dao động từ 50-56 cm. Loại đất Fs có tầng đất dầy, thành phần cơ giới trung bình, độ phì khá. Loại đất Fq có thành phần cơ giới nhẹ hơn, độ phì thấp hơn. Cần căn cứ vào sự phân bố của hai loại đất này tại khu vực để chọn loại cây trồng. Nhưng nhìn chung hai loại đất này thích hợp với nhiều loại cây rừng nên là một thuận lợi trong chọn loài cây trồng tại khu vực.

2- Độ chặt và độ xốp của đất

Tại khu vực, đất có độ xốp từ 50%-62%, có thể canh tác tốt, nhất là những nơi còn trạng thái rừng. Các trạng thái đất trống và rừng trồng tầng canh tác cũng đạt yêu cầu.

Độ chặt cũng phần nào phản ánh độ xốp của đất. Ngoài ra, căn cứ vào độ chặt để xác định khả năng làm đất. Khi đất quá chặt, việc đào hố trồng rừng khó khăn, vừa mất cơng sức, vừa gây cản trở cho sự phát triển của cây rừng. Đất xốp hay tơi vụn thì ngược lại. Đất tại khu vực có độ chặt vừa phải, khơng gây nhiều khó khăn cho việc thi cơng trồng rừng cũng như sự phát triển của thực vật rừng.

3- Độ ẩm

Nước có vai trị quyết định trong đời sống cây trồng, nhờ có nước thực vật mới hấp thụ được các chất dinh dưỡng, mới duy trì được nhiệt độ cơ thể. Thực vật chỉ thông qua hệ rễ để hút nước cho nên nước trong đất có tầm quan trọng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Vì vậy, nơi đất ẩm mới tốt cho thực vật. Đất ở khu vực điều tra từ ẩm đến hơi ẩm, không quá ướt, không quá khô, rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, là một điều kiện tốt để tiến hành trồng rừng tại các khu vực.

Thành phần cơ giới của đất có ý nghĩa lớn trong sự hình thành và sử dụng đất, nó ảnh hưởng tới tính dẫn nhiệt, tính chất nước, tính chất vật lý nước, tính chất cơ lý, tính oxy hố khử, tính hấp phụ, khả năng tích luỹ mùn, các chất dinh dưỡng trong đất. Thành phần cơ giới còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như làm đất, chọn cây trồng, bón phân, bảo vệ đất.

Thành phần cơ giới đất tại khu vực dao động từ cát pha đến thịt nhẹ và trung bình, tuy nhiên tỷ lệ đất thịt nhẹ và trung bình chiếm nhiều hơn, trong đó nhóm đất I hầu hết là thịt trung bình - loại đất mà tỷ lệ các cấp hạt thích hợp cho việc tạo ra những tính chất ưu việt của đất, có kết cấu tốt, hàm lượng mùn, chất dinh dưỡng cao. Nhóm II, III hầu hết là đất thịt nhẹ.

Nhìn chung, đất tại khu vực có thể canh tác tốt nhưng cần chú ý đất cát pha, tuy chiếm tỷ lệ thấp những cần quan tâm để khi tiến hành trồng rừng cần bổ sung thêm lượng phân bón so với các nhóm đất cịn lại nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

5- Độ chua của đất

Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Sự ảnh hưởng này chủ yếu thông qua việc trao đổi dinh dưỡng của thực vật với đất. Từ bảng 4.2 nhận thấy đất nhóm I có độ pH dao động từ 5,6-6,5, là đất chua ít; đất nhóm II và III có độ pH dao động từ 4,6-5,5 là đất chua vừa. Cần căn cứ vào độ chua của đất để chọn loại cây trồng cho thích hợp.

Nhìn chung, đất ở những nơi có thực vật che phủ như ở các trạng thái rừng IIIA1, IIA, IIB, các tiêu chí về độ xốp, hàm lượng mùn, độ ẩm còn tương đối tốt. Đất tại khu vực này được thực vật che phủ, chống xói mịn, độ dày tầng thảm mục tăng dần theo từng năm. Lượng xói mịn ít, hiện tượng sạt lở những nơi ven bờ sơng có thảm thực vật nhóm này che phủ cũng hạn chế. Những vị trí có trạng thái IA, IB hoặc đất trống chủ yếu là đất bồi tụ ven sông, tuy tầng đất dày nhưng nghèo dinh dưỡng, đất chủ yếu là đất cát. Hiện tượng sạt lở xảy ra nghiêm trọng ở những nơi đất chỉ có cây bụi, đặc biệt ở những nơi canh tác hoa màu và đất trống.

Qua điều tra 14 ÔTC đại diện tại khu vực nghiên cứu có các thơng số về địa hình như sau:

Bảng 4.4: Thơng số địa hình của các ƠTC tại khu vực nghiên cứu

ÔTC Trạng thái Toạ độ Độ dốc (0) Độ cao (m) Hướng phơi X Y Tương

đối Tuyệt đối

1 IB 0748065 2363925 12 3 6 Đông Bắc

2 Keo 0748240 2363829 19 5 7 Tây Nam

3 IC 0748685 2363666 15 6 9 Tây Nam

4 IIIA1 0748945 2362789 28 12 14 Tây Nam

5 IIB 0750095 2361374 20 8 10 Tây

6 IB 0743838 2363397 15 5 8 Bắc

7 Tre mai 0750025 2360735 18 4 6 Tây

8 IA 0749885 2360502 15 3 5 Đông Nam 9 Tre gai 0741962 2364170 19 3 5 Bắc 10 IA 0745375 2362189 12 4 6 Đông Bắc 11 IIA 0741281 2364432 22 8 11 Nam 12 IIA 0750091 2361219 21 9 12 Tây 13 IIB 0745375 2363911 20 10 12 Nam 13 IC 0741725 2364313 17 8 11 Nam

- Độ dốc: Sự chênh lệch độ dốc tại khu vực điều tra là khá lớn. Độ dốc thấp nhất là 120 tại ÔTC 1, độ dốc cao nhất là 280 tại ƠTC 4. Nơi có độ dốc cao dễ xảy ra xói mịn và việc làm đất, chăm sóc cây trồng gặp khó khăn. Cần căn cứ vào độ dốc từng trạng thái rừng để có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp.

- Độ cao tuyệt đối: Các ÔTC điều tra khơng có sự chênh lệch nhiều về độ cao so với mặt nước biển. Như vậy đai thực vật gần bờ sơng sẽ khơng có sự khác nhau nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp trồng rừng phòng hộ ven bờ sông và kênh rạch tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)