Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp trồng rừng phòng hộ ven bờ sông và kênh rạch tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 93 - 103)

3. Trong Statistics chọn Outliers để có những chủ thể tốt nhất và xấu nhất.

4.5.1. Giải pháp kỹ thuật

4.5.1.1. Quy tắc chung

Để đảm bảo sự thành cơng của trồng rừng phịng hộ ven bờ cần tn thủ các nguyên tắc sau:

- Rừng phòng hộ ven bờ nên bố trí từ ngấn nước trung bình vào mùa cạn trở lên.

- Một số hàng cây ở gần rìa nước về mùa mưa có khi bị ngập nên cần chọn loài cây chịu nước, có bộ rễ bám chặt vào đất, có khả năng đâm chồi mạnh và khơng có chất độc hại cá.

- Bên trên cần bố trí đai rừng hỗn lồi, nhiều tầng.

- Hành lang an tồn ven bờ sơng rộng 50m thiết kế theo đường bình độ chắn ngang dịng chảy chính. (Theo điều 31 nghị định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001, đối với đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển phải có một đai rừng rộng tối thiểu 30m. Tham khảo kết quả điều tra của Âu Văn Bảy (2005) về trồng rừng bán ngập ven hồ bề rộng đai rừng có thể từ 20-60m. Nghiên cứu quan điểm của NRCS Planning & Degign Manual, độ rộng vùng đệm ven bờ tối thiểu là 7,6m, độ rộng khuyến nghị là 61m. Kết hợp với những kết quả đúc kết qua q trình khảo sát bờ sơng nhận thấy xói lở bờ sơng diễn ra ở nhiều điểm với tốc độ khoảng 2,24m/năm và điều tra điều kiện lập địa nhận thấy khu vực có lượng mưa lớn, địa chất hai bên bờ mềm yếu, thực vật che phủ thấp,…Vì vậy, đề tài đề xuất đai trồng rừng ven bờ sông rộng ít nhất 50m).

4.5.1.2. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Qua điều tra xác định được các hiện trạng sử dụng đất ven bờ sông tại khu vực nghiên cứu (trong phạm vi 100m tính từ mép bờ sơng). Từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với từng hiện trạng sử dụng đất. Cụ thể được tổng hợp dưới bảng 4.23

Bảng 4.23: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho các hiện trạng sử dụng đất ven bờ sông Tiên Yên - huyện Tiên Yên - Quảng Ninh

TT DT

(ha) Đặc điểm chung Giải pháp

IIIA1 36,6 - Tổ thành tầng cây cao 640 cây/ha nhưng phẩm chất kém, phân bố không đều. Cây mục đích, chất lượng tốt khoảng 220 cây/ha. ĐTC 0,31.

- Cây tái sinh mật độ 9240 cây/ha, trong đó có khoảng 1800 cây tái sinh triển vọng, phân bố không đều.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp làm giàu rừng

IIB 31,5 - Tầng cây cao từ 480-520 cây/ha. Cây mục đích chiếm 150-200 cây/ha, phân bố không đều. ĐTC 0,27-0,29.

- Cây tái sinh mật độ 7520-8920 cây/ha. Cây mục đích dưới 1700 cây/ha.

IIA 47,8 - Tầng cây cao mật độ 360-420 cây/ha, cây mục đích khoảng 100-120 cây/ha. ĐTC 0,24-0,28.

- Cây tái sinh mật độ 8360-8840 cây/ha. Cây mục đích dưới 1700 cây/ha.

IC 30,6 Cây tái sinh mật độ 4780-7440 cây/ha. Cây mục đích dưới 1500 cây/ha.

IB 39,8 Trảng cỏ, cây bụi, rất ít cây tái sinh. Trồng rừng mới. IA 31,5 Cây bụi, thảm tươi.

Tre gai 10,4 Mật độ 720-960 cây/ha. Độ che phủ trên 80%. ĐTC 0,27-0,3.

Bảo vệ

Trồng lúa 66 Trồng lúa hai vụ/năm. Trồng rừng kết hợp canh tác hoa màu. Hoa màu 57,6 Canh tác quanh năm.

a. Trồng rừng

1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng * Xử lý thực bì

Về nguyên tắc, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng giống trồng rừng nói chung, tuy nhiên có một số điểm khác biệt:

- Khơng phát dọn tồn diện mà chỉ xử lý cục bộ những khu vực đào hố trồng cây hay xử lý theo băng, giữ lại cây tái sinh mục đích trên băng để ni dưỡng tạo rừng hỗn lồi, đa tầng.

- Thực bì phát dọn khơng đốt mà tập trung thành đống nhỏ xếp ngang theo đường đồng mức.

- Kỹ thuật phát: Phát sát đất, gốc cây không cao quá 10cm * Cuốc, lấp hố

Làm đất chỉ tiến hành cục bộ bằng phương pháp đào hố. Hố trồng cây nên bố trí theo đường đồng mức, hố so le hình nanh sấu nhằm tận dụng khơng gian dinh dưỡng và tác dụng phòng hộ cao nhất. Nếu nơi dự kiến cuốc hố đã có cây tái sinh mục đích có triển vọng cần để lại thì phải cách một khoảng cách bằng cự li trồng lồi cây đó.

- Kỹ thuật đào hố:

+ Cuốc dần từng lớp sẽ tạo được hố đứng thành, vuông vức.

+ Khi cuốc để riêng từng phần đất tốt, đất đen tơi xốp của tầng trên mặt ra một bên. Đất xấu, nhiều sỏi đá dưới đáy hố ra một bên.

+ Kích thước hố: Phụ thuộc lồi cây trồng, kích thước cây con đem trồng. Thời gian cuốc hố phải hồn thành trước lúc trồng rừng ít nhất 1 tháng. Bón phân N, P, K với tỷ lệ 5:10:3 và phân vi sinh hữu cơ, liều lượng bón là 100g. Trộn đều 2 loại phân với nhau theo tỷ lệ 1:1, sau đó trộn đều phân với đất.

- Kỹ thuật lấp hố:

Phần đất màu tầng mặt được giữ lại để sử dụng cùng cỏ rác, thảm khô mục cho lấp hố. Phần đất xấu được lấp trên miệng hố. Vun đất theo hình mui rùa để hạn chế mất đất do xói mịn và dịng chảy mặt.

2. Trồng rừng * Chọn loài cây trồng

Chọn loài cần đảm bảo mục tiêu đề ra. Dựa trên cơ sở phân tích điều kiện lập địa, phỏng vấn kiến thức bản địa của người dân và tham khảo ý kiến chuyên gia chọn được 15 loài dự tuyển trong trồng rừng phòng hộ ven bờ. Sử dụng phương pháp đa tiêu chuẩn đã lựa chọn được 5 loài tốt nhất là Tre gai, Tre Mai, Vối, Sấu, Trám trắng. Trong đó Tre gai nằm trong Danh mục các lồi cây ưu tiên trồng rừng chắn sóng, bảo vệ môi trường ngập nước; Trám trắng, Sấu nằm trong Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất của vùng sinh thái Đông Bắc. (Cẩm nang

ngành Lâm nghiệp, 2004).

* Tiêu chuẩn cây con đem trồng

Cây con đem trồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn phòng hộ ven bờ đã đưa ra. Cây phải có kích thước lớn hơn so với tiêu chuẩn cây con trồng rừng bình thường để nhanh chóng tạo lập hồn cảnh rừng và phát huy chức năng phòng hộ. Nên dùng loại cây con có bầu để tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh.

Cây con cần đạt tiêu chuẩn: Cây phải hoá gỗ. Tỷ lệ giữa đường kính gốc và chiều cao hợp lý, cây có đường kính mập, chiều cao vừa phải, không q cao, khơng q thấp thì tỷ lệ sống sẽ cao và thuận tiện cho sinh trưởng, phát triển, nhanh chóng tạo lập hồn cảnh rừng và phát huy chức năng phòng hộ.

* Phương thức trồng

Cây trồng theo đường đồng mức, trồng từ trên cao xuống thấp. Trồng thuần lồi theo đám trên diện hẹp. Có thể trồng hỗn giao giữa cây phịng hộ chính với cây phù trợ hoặc giữa các cây phòng hộ với nhau. Nên tận dụng trồng các cây bụi hoặc gỗ nhỏ sớm cho LSNG dưới tán rừng.

* Mật độ trồng

Trồng rừng phòng hộ ven bờ nên trồng dày hơn so với trồng rừng kinh tế để rừng nhanh chóng khép tán và phát huy chức năng phịng hộ. Theo tiêu chuẩn trồng rừng phòng hộ, mật độ tối thiểu 1.600 cây/ha, trồng rừng phòng hộ ven bờ cần trồng

dày hơn nên mật độ phải trên 2.000 cây/ha. Tuỳ từng lồi cây mà tính tốn mật độ trồng hợp lý.

* Kỹ thuật trồng

- Trồng cây nhất thiết phải xé bỏ toàn bộ vỏ bầu nếu không bộ rễ sẽ phát triển kém. Cầm vào bầu cây, chiều thân cây theo chiều cánh tay. Xé vỏ bầu từ trên xuống dưới. Khi xé tránh làm bầu bị vỡ hoặc tổn thương đến bộ rễ.

- Dùng cuốc hoặc thuổng cuốc giữa hố 1 hố nhỏ, có chiều sâu bằng chiều cao bầu cây. Sau đó đặt cây xuống hố để cổ rễ ngang bằng với mặt hố.

- Vun đất nhỏ xung quanh lấp kín bầu cây.

- Dùng tay hoặc chân dậm chặt xung quanh cây. Chú ý không để vỡ bầu cây. * Thời gian trồng

Khác với loại hình trồng rừng thơng thường khác, trồng rừng phịng hộ ven bờ phải trồng vào mùa nước cạn, nhất là đai rừng gần mép sông. Vào mùa mưa khi mực nước sơng dâng lên thì cây đã cứng cáp và có thể chịu được ngập nước trong một vài ngày.

* Trồng dặm

- Thời gian trồng dặm: Thời gian trồng dặm chỉ nên tập trung trong hai đến ba năm đầu. Thời điểm trồng dặm cùng thời vụ trồng rừng với loại cây trồng tại địa phương. Đối với trồng dặm lần đầu nên ngay sau khi trồng được 2-3 tháng. Trồng dặm vào những ngày râm mát. Trồng vào đầu buổi sáng hoặc chiều mát.

- Sửa hố và vệ sinh hố: Những hố có cây trồng bị chết, trước khi trồng dặm phải tiến hành vệ sinh hố, dãy cỏ, thu dọn cây chết. Sửa lại hố đúng kích thước quy định khi trồng mới và xới đất cho nhỏ, tơi xốp trước khi trồng cây.

- Cây con để trồng dặm: Phải tuyển chọn những cây con sinh trưởng và phát triển tốt để trồng dặm, tránh tình trạng dùng những cây kém hoặc loại bỏ sau khi trồng rừng còn lại.

- Những năm đầu tiến hành làm cỏ, xới đất cục bộ quanh gốc cây, không phát cây bụi, thảm tươi, kể cả những cây khơng có giá trị kinh tế, phát dây leo, cây bụi khi chúng chèn ép cây trồng.

- Sau mỗi lần làm cỏ, xới đất cần bòn phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Loại phân bón N:P:K tỷ lệ 5:10:3 kết hợp với phân vi sinh hữu cơ. Tỷ lệ hỗn hợp giữa hai loại phân là 1:1.

- Làm vệ sinh rừng bằng cách loại bỏ những cây sâu bệnh, gẫy ngọn, dây leo. - Không áp dụng các biện pháp tỉa cành.

- Những chỗ cây trồng đã sinh trưởng vượt khỏi tầng thực bì thì khơng cần phát dọn mà bảo vệ tồn bộ thảm thực bì phủ trên cây để tránh xói mịn và tạo hồn cảnh rừng.

- Khi rừng trồng đã lớn, các loài cây tái sinh dần dần xuất hiện, cần chú ý tạo điều kiện để những cây này phát triển, dẫn dắt rừng theo hướng hỗn loài, nhiều tầng, độ che phủ cao.

* Bảo vệ rừng

Sau khi trồng cần bảo vệ tốt cây trồng. Cụ thể:

- Ngăn chặn chăn thả gia súc. Thu lượm củi đun cần được ngăn cấm. Nếu vi phạm cần tiến hành xử phạt theo quy định.

- Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy rừng, không được đốt lửa trong rừng với các mục đích cá nhân khác như: đốt ong, săn bắn chim, đốt than,… gây nên cháy rừng.

- Thành lập tổ, đội bảo vệ rừng ở ngay tại địa phương, tuần tra thường xuyên để phát hiện những hành vi vi phạm và sự cố cháy rừng có thể xảy ra.

* Khai thác rừng

Sau khi rừng đến độ tuổi khai thác, để bảo đảm đời sống nhân dân có đất canh tác ven bờ chuyển sang trồng rừng phịng hộ thì rừng ven bờ phải được phép khai thác. Cụ thể như sau:

- Được phép lợi dụng sản phẩm tỉa thưa trung gian và tận dụng những lâm sản khác nhưng không được phá hoại kết cấu tầng tán, phải duy trì lớp thảm tươi để thúc đẩy rừng đạt mục tiêu phòng hộ - sản xuất.

- Khi khai thác rừng cần chừa gốc chặt từ 30-50cm, ở những nơi có nguy cơ đá lăn thì cần phải chừa cao hơn để giữ đá và cành nhánh cây. Tuyệt đối không được phép đánh gốc cây và đốt gốc cây để lấy than vì bộ rễ của những cây đã chặt này vẫn còn khả năng giữ đất và làm tăng khả năng thấm nước của đất. Mặt khác, giữ lại những gốc cây đã chặt ta cịn có thể tạo ra và phát triển rừng chồi (đối với những cây có khả năng tái sinh chồi).

- Trong q trình khai thác khơng làm thiệt hại cây tái sinh, cần chú ý chặt những cây đủ tiêu chuẩn khai thác ở tầng nhô để mở tán cho lớp thảm tươi dưới tán rừng phát triển. Sau khai thác phải dọn vệ sinh rừng. Thông qua khai thác chọn phải điều chỉnh rừng luân kỳ sau có cấu trúc hỗn loại, kín, nhiều thế hệ.

- Khi thiết kế bài cây trong khai thác chọn cần phải hết sức chú ý, tránh tạo ra những lỗ trống lớn trong rừng. Và để duy trì ổn định cung cấp một lượng sản phẩm khai thác điều cần thiết phải tránh tình trạng có nhiều diện tích rừng lớn bị khai thác và quay trở lại giai đoạn diễn thế. Mức khai thác hợp lý là khoảng 10% trữ lượng của mỗi tầng mỗi năm.

b. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung

Theo biểu 4.23 nhận thấy rừng tại khu vực là rừng nghèo, độ tàn che thấp, cây mục đích chiếm tỷ lệ nhỏ. Nếu chỉ áp dụng biện pháp khoanh ni bảo vệ khơng thì rừng cần thời gian dài mới đủ tiêu chuẩn phòng hộ và không mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, ngồi khoanh ni bảo vệ cần trồng bổ sung (làm giàu rừng) làm tăng thêm thành phần loài và mật độ, xúc tiến rừng mau khép tán, nâng cao độ tàn che và trữ lượng.

Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là những khu rừng giống như rừng tự nhiên, phong phú về thành phần lồi, các sản phẩm và dịch vụ. Hình thức quản lý này dẫn đến sự hình thành các lâm phần có thành phần loài và cấu trúc rừng đa dạng. Những khu rừng bền vững này đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về kinh tế và

cũng như các chức năng sinh thuỷ, chống xói mịn, sạt lở đất, đa dạng sinh học,… Hơn nữa, nó rất thích hợp cho các chủ hộ quản lý trong những lâm phần nhỏ. Do cấu trúc các cấp tuổi khác nhau của nó, cho nên trữ lượng và các sản phẩm sử dụng ln thường xun sẵn có.

4.5.1.3. Áp dụng đối với từng hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu

Ngoài tuân theo các nguyên tắc và biện pháp kỹ thuật lâm sinh chung khi tiến hành trồng rừng phòng hộ cần chú ý một số đặc điểm sau:

1. Trồng rừng mới * Trạng thái IA, IB

- Xử lý thực bì: Tiến hành xử lý thực bì theo băng. Băng chặt 3m, băng chừa 1m, để lại những cây tái sinh mục đích trên băng chặt.

- Cuốc hố trồng cây: Đào hố kích thước 50x50x50cm.

- Chọn lồi cây trồng: Lồi cây trồng chính là Tre mai, cây LSNG là Gừng trâu.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Chọn gốc có đoạn thân khí sinh dài 40- 60cm với 3-5 lóng.

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài. Kết hợp trồng cây LSNG Gừng trâu vào các khoảng đất trống trong băng chặt để cho thêm thu nhập trong những năm đầu chưa khai thác được măng Tre mai.

- Mật độ trồng: Trồng cự ly 4x4m, mật độ 625 cây/ha. * Đất trồng lúa và hoa màu

- Xử lý thực bì: Tiến hành xử lý tồn bộ thực bì. - Cuốc hố trồng cây: Đào hố kích thước 50x50x50cm.

- Chọn lồi cây trồng: Lồi cây trồng chính là Tre gai, lồi phụ là cây Lạc. - Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Chọn gốc có đoạn thân khí sinh dài 40- 60cm với 3-5 lóng.

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài, kết hợp trồng Lạc vào khoảng cách giữa hai hàng Tre.

2. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung

Các trạng thái rừng IIIA1, IIA, IIB, IC tại khu vực có mật độ cây tầng cao thấp, chủ yếu là các loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh chiếm ưu thế như Sau sau, Chẹo tía, Bồ đề, Thẩu tấu,…mọc tập hợp lại từng nhóm. Nhiều khoảng đất trống khơng có cây mọc. Nhiều dây leo bụi rậm trên tán rừng.

* Trạng thái rừng IIIA1

- Xử lý thực bì: Khơng phát dọn toàn diện mà chỉ xử lý cục bộ những khu vực đào hố trồng cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp trồng rừng phòng hộ ven bờ sông và kênh rạch tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)