Giải pháp chính sách, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp trồng rừng phòng hộ ven bờ sông và kênh rạch tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 103 - 107)

3. Trong Statistics chọn Outliers để có những chủ thể tốt nhất và xấu nhất.

4.5.2. Giải pháp chính sách, kinh tế, xã hộ

4.5.2.1. Giải pháp về chính sách

Tại khu vực, rừng đã được giao, khoán đến từng hộ dân. Tuy nhiên quyền sử dụng đất rừng trên địa bàn khu vực còn nhiều bất cập. Hiện tại, đa phần người dân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Đây là lý do khiến người dân chưa giám đầu tư để kinh doanh rừng. Mặt khác, người dân chỉ biết rừng và đất rừng mình được nhận giao khốn ở khu nào, cịn ranh giới như thế nào thì họ khơng nắm rõ nên xảy ra tình trạng lấn chiếm đất rừng dẫn tới ganh ghét mà phá rừng của nhau. Vì vậy, cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phân chia ranh giới rõ ràng để người dân yên tâm sản xuất.

Xây dựng quy chế thưởng phạt nghiêm minh, có chế tài xử phạt cụ thể, nghiêm khắc đối với những hành vi phá hoại, xâm lấn rừng ven bờ.

Phối kết hợp với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương giải quyết các trường hợp vi phạm luật bảo vệ rừng.

4.5.2.2. Giải pháp kinh tế

a. Đầu tư, hỗ trợ phát triển rừng

Qua điều tra, phỏng vấn người dân thu nhập từ các mơ hình sản xuất tại khu vực đã được tổng hợp ở bảng 4.14. Qua đó nhận thấy các mơ hình nơng nghiệp cho thu nhập từ 9.000.000 đến 17.000.000 triệu mỗi năm. Cịn các mơ hình trồng rừng, ngồi năm thứ nhất và thứ hai phải chăm sóc, những năm sau đó khơng mất chi phí nhiều mà cho thu nhập cao, ổn định, lâu dài. Cụ thể:

- Mơ hình trồng tre

Để trồng 1 ha măng tre theo hướng thâm canh năm đầu chi phí khoảng 6-8 triệu đồng. Trong 2-3 năm đầu có thể trồng xen canh cây nơng nghiệp để lấy ngắn ni dài ví dụ: Ngơ, khoai, sắn, gừng…. Cây tre sau 24 tháng trồng sẽ đưa vào khai thác, lúc này mỗi bụi tre chỉ duy trì từ 3-4 cây tre, theo cách này rừng tre sẽ cho được 12-14 tấn/ha/năm (măng tươi) với giá bán tại rừng hiện nay là 1,7 triệu đồng/tấn. Như vậy ta sẽ thu được từ 20-25 triệu đồng/ha/năm và người dân có thể yên tâm khai thác lâu dài (40-50 năm). Đó là chưa kể hàng năm cịn phải tỉa bớt một số tre già bán cũng có 1 khoản tiền thu đáng kể.

- Mơ hình trồng Vối, Sấu, Trám trắng

Trồng Trám sau 6 năm có thể thu hoạch quả. Cây Trám từ 10 đến 20 tuổi cho khoảng 50-70kg/cây. Giá quả Trám tươi trên thị trường địa phương giao động từ 6.000-8.000 đồng/kg. Như vậy hiệu quả kinh từ trồng Trám theo các mơ hình trên hàng năm từ 12.000.000 đến 16.000.000 đồng. Ngồi ra cịn có thể thu hoặch nhựa Trám với năng suất cao. Một cây trám trắng đường kính 30-40 cm, một năm có thể cho 20-30 kg nhựa với giá khoảng 10.000-15.000 đ/1kg).

Quả Sấu cũng là một gia vị được người dân ưa chuộng. Giá quả Sấu tươi dao động 5.000-7.000 đồng/kg. Mỗi cây sấu khi cho thu hoặch cũng trên 50kg. Như vậy thu nhập từ trồng Sấu theo mơ hình trên mỗi năm cũng đạt từ 10.000.000- 15.000.000 đồng.

Riêng tính thu nhập từ Sấu và Trám đã mang lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với các mơ hình nơng nghiệp. Trong khi chỉ mất chi phí và chăm sóc 2-3 năm đầu, những năm sau đó cho thu nhập cao hơn và ổn định, lâu dài, ít rủi ro hơn so với trồng các cây nơng nghiệp khác.

Ngồi ra, Vối tại địa phương chưa thu mua nhiều nhưng đây là một loài cây dân gian được nhân dân u thích. Nó được người dân dùng hàng ngày làm nước uống. Lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nụ vối khơ bán ra cũng khoảng 15.000 đồng/kg phơi khô. Thu nhập từ trồng vối cũng từ 4.500.000- 7.500.000 đồng/ha mỗi năm.

Như vậy, lợi nhuận thu được từ mơ hình trồng Vối nước + Sấu + Trám trắng là rất lớn. Cần phân tích cụ thể, thấy rõ được mặt lợi cả về phịng hộ và kinh tế của mơ hình trên để thuyết phục người dân tham gia.

Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là người dân phải có sự hỗ trợ về vốn. Thực tiễn thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính làm kinh doanh rừng tại địa phương kém hiệu quả. Nhiều gia đình được giao đất giao rừng nhưng lại bỏ hoang hoặc có trồng rừng thì hiệu quả thấp. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần có sự đầu tư, hỗ trợ nhằm thu hút người dân tham gia.

Qua phỏng vấn, nguyện vọng của người dân là được hỗ trợ về giống, phân bón. Nếu có sự đầu tư, họ sẵn sàng tham gia Dự án trồng rừng ven bờ. Như vậy, Dự án cần xem xét để có sự hỗ trợ ban đầu cho người dân.

b. Mở rộng và phát triển thị trường lâm sản ngoài gỗ

Lợi nhuận từ các mơ hình trồng rừng là rất lớn, nhưng nếu khơng có đầu ra cho sản phẩm hoặc đầu ra khơng ổn định thì việc trồng rừng sẽ khơng hiệu quả. Từ đó người dân sẽ khơng tin tưởng và phá bỏ rừng ven bờ để trồng những loài cây mà sản phẩm dễ tiêu thụ như Keo, lạc, ngơ,… Vì vậy, cần tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm LSNG tại địa phương.

Tại khu vực có cơng ty Măng Thành Tín chun thu mua măng chế biến xuất khẩu. Ta có thể liên kết để cơng ty ký hợp đồng thu mua măng của người dân tại địa phương. Ngoài ra, với Trám và Sấu ngoài cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại khu vực cịn có thể liên kết với các trung tâm làm bánh kẹo trong thị trấn Tiên Yên, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm rừng trồng.

4.5.2.3. Giải pháp xã hội

Dự án trồng rừng ven bờ sơng khơng những mang lại hiệu quả phịng hộ cao mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, xố đói giảm nghèo cho người dân tại khu vực, từ đó giảm áp lực vào rừng (tức gián tiếp nâng cao hiệu quả phòng hộ của rừng, nhất là rừng ven bờ).

Đối với các hộ dân không đồng ý bỏ đất trồng rừng ven bờ cần có các biện pháp thuyết phục để họ tham gia.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng bằng nhiều hình thức như lồng ghép các nội dung về ý thức bảo vệ rừng, nhất là rừng ven bờ vào các buổi họp thôn hay những buổi sinh hoạt định kỳ; thường xuyên có những buổi phát thanh nói về tác dụng của rừng và hiện trạng rừng tại địa phương; tổ chức những buổi giao lưu giữa các hộ gia đình trong thơn bản để trao đổi kinh nghiệm trồng và bảo vệ rừng.

Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ bằng hình thức mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nông lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng bền vững, nâng cao

nhận thức về vai trò và tác dụng của rừng phòng hộ, đặc biệt là phịng hộ ven bờ sơng - liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân ven bờ sông Tiên Yên.

Quản lý chặt chẽ khai thác cát hợp lý và khoa học ở các vị trí để khơi thơng dịng chảy nhưng khơng làm thay đổi lòng dẫn.

Nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng, xử lý những trường hợp vi phạm để rừng mãi là “lá chắn” bảo vệ bờ sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp trồng rừng phòng hộ ven bờ sông và kênh rạch tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)