- Ba là, đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết
3.3.3. Với các Bộ, ngành
- Đề nghị các bộ, ban, ngành rà soát lại Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng (Danh mục hàng hóa nhóm 2) để ban hành Danh mục có tên gọi rõ ràng tương ứng với mã số hàng hóa nhập khẩu cụ thể, dễ tra cứu, dễ hiểu.
- Đề nghị các bộ, ban, ngành thống nhất về danh sách hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 của từng bộ, ban, ngành để tránh việc chồng chéo trong công tác quản lý.
- Các văn bản đã ban hành thời gian lâu, cần điều chỉnh, cập nhập cho phù hợp với thông lệ và quy định của quốc tế cần được tích hợp lại trong một văn bản mới và thay thế các văn bản cũ, tránh tình trạng để sót văn bản và lọt chính sách trong khâu quản lý hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện giữa các bộ ngành với cơ quan hải quan.
KẾT LUẬN
Kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu là hoạt động quan trọng, có tính chất liên tục, luôn luôn cấp thiết trong mọi thời kỳ, nhất là xu thế hội nhập thương mại quốc tế xuyên quốc gia như hiện nay. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài “Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn” cho thấy:
Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của hàng hóa nhập khẩu, một số vấn đề chung về kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu, làm rõ khái niệm, nội dung, quy trình và các hình thức của kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, chỉ ra được một số nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện của Chi cục hải quan.
Từ cơ sở lý luận là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa, đã khái quát tình hình hoạt động chung và thực trạng kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị từ 2017-2019. Trên cơ sở đó đã phân tích đánh giá những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Luận văn đã đề ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị. Đây là những giải pháp thiết thực, gắn liền với công việc hàng ngày, có tính lý luận, cấp thiết và mang tính khả thi cao đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị.
Dựa vào thực tế của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, phát huy vai trò của người kiểm tra, linh hoạt trong vận dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện. Khi triển khai thực hiện, cần nắm vững mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau của các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, góp phần vào sự phát triển của địa phương và đất nước trong thời kỳ hội nhập.
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, Hà Nội.
5. Bùi Xuân Lưu (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội
6. Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (2017-2019), Báo cáo tổng kết các năm: 2017, 2018, 2019, Lạng Sơn.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Hà Nội.
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Hà Nội.
năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
11. Chính phủ (2018), Nghị định 12/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 2/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, Hà Nội
12. Chính phủ (2018), Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Hà Nội.
13. Chính phủ, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan, Hà Nội.
14. Hoàng Việt Cường (2015), Xây dựng chiến lược phát triển ngành hải quan đến năm 2015, tầm nhìn tới năm 2020, Hà Nội
15. Kim Long Biên (2015), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội
16. Lê Như Quỳnh (2001), Những vấn đề pháp lý về kiểm tra hải quan nhằm đảm bảo thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội
17. Lê Văn Tới (năm 2015), Hải quan Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
18. Luật giá năm 2012 (Quốc hội 13) 19. Luật Hải quan năm 2014 (Quốc hội 13) 20. Luật thương mại năm 2005 (Quốc hội 11)
21. Phạm Đức Hạnh (2010): “Pháp luật về thủ tục hải quan điện tử - thực trạng và giải pháp”, Hà Nội
23. Tổng cục hải quan, Bộ tài chính (2015), Luật hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb tài chính, Hà Nội
24. Trần Việt Hưng, Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa thông qua biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan, Hà Nội 25. Trần Vũ Minh (2008), Mô hình kiểm tra hàng hóa XNK ở một số nước trên
thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 26. Văn Bá Tín (2012), Nghiên cứu phương pháp kiểm tra hàng hóa XNK đối với
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ
Để tìm hiểu về quy trình Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn. Anh/chị hãy cho biết đánh giá của Anh/chị về các bước trong Quy trình thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị.
I. Phần thông tin về người trả lời
Họ và tên: ... Vị trí công tác: ... Điện thoại liên hệ: ...
Phần II: Phần câu hỏi
1. Để đánh giá thực trạng quy trình Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan, phân luồng tờ khai hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, tác giả tiến hành khảo sát 100 doanh nghiệp với câu hỏi: Anh/chị đánh giá thế nào về Hệ thống tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký hồ sơ hải quan, phân luồng tờ khai hồ sơ tại Chi cục Hải quan? (Hệ thống VNACC/VCIS) (Trong đó: 1 = Rất kém, 2 = Kém, 3 = Trung Bình, 4 = Tốt, 5 = Rất tốt).
STT Nội dung Đánh giá
1 2 3 4 5
1 Thực hiện quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ.
2
Bộ máy vận hành đầy đủ, các phần mềm liên kết, hỗ trợ lẫn nhau triển khai nhanh chóng quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3
Thực hiện nhanh chóng việc đăng ký tờ khai hải quan, phân luồng tờ khai hồ sơ sau khi tiếp nhận.
2. Để đánh giá thực trạng quy trình Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quản tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, tác giả tiến hành khảo sát 100 doanh nghiệp với
Bình, 4 = Tốt, 5 = Rất tốt).
STT Nội dung Đánh giá
1 2 3 4 5
1
Quá trình phân công công việc, và chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt.
2
Bộ máy vận hành đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn nhau triển khai nhanh chóng quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3
Đưa ra các trường hợp mà hàng hóa bị kiểm tra có thể gặp phải trong quá trình kiểm tra cho các bên liên quan nắm rõ. 4
Thường xuyên lắng nghe, góp ý của các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm.
3. Để đánh giá thực trạng quy trình Kiểm tra trị giá khai báo tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, tác giả tiến hành khảo sát 100 doanh nghiệp với câu hỏi: Anh/chị đánh giá thế nào về Bộ máy thực hiện quy trình Kiểm tra trị giá khai báo hàng hóa tại Chi cục Hải quan? (Trong đó: 1 = Rất kém, 2 = Kém, 3 = Trung Bình, 4 = Tốt, 5 = Rất tốt).
1
Quá trình Phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện, số lượng công chức kiểm tra do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
2 Bộ máy vận hành đầy đủ thành phần, hỗ trợlẫn nhau triển khai nhanh chóng quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3 Nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí côngchức tại Chi cục trực tiếp giải quyết các công việc tiếp nhận.
4 Thường xuyên lắng nghe, góp ý của các bênliên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm.
4. Để đánh giá thực trạng quy trình Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, tác giả tiến hành khảo sát 100 doanh nghiệp với câu hỏi: Anh/chị đánh giá thế nào về Bộ máy thực hiện quy trình Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan? (Trong đó: 1 = Rất kém, 2 = Kém, 3 = Trung Bình, 4 = Tốt, 5 = Rất tốt).
STT Nội dung 1 2Đánh giá3 4 5
1
Thực hiện việc thu thuế nhập khẩu; xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản. 2
Quá trình hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặc thiếu những chứng từ được phép chậm nộp.
3 Bộ máy vận hành đầy đủ thành phần, hỗtrợ lẫn nhau triển khai nhanh chóng quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4
Thường xuyên lắng nghe, góp ý của các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm.
câu hỏi: Anh/chị đánh giá thế nào về Bộ máy thực hiện quy trình Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan? (Trong đó: 1 = Rất kém, 2 = Kém, 3 = Trung Bình, 4 = Tốt, 5 = Rất tốt).
STT Nội dung Đánh giá
1 2 3 4 5
1
Quá trình Phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện, số lượng công chức kiểm tra do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
2
Bộ máy vận hành đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn nhau triển khai nhanh chóng quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3
Nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí công chức tại Chi cục trực tiếp giải quyết các công việc tiếp nhận.
4
Thường xuyên lắng nghe, góp ý của các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm.