Chính sách tài chính khuyến nông

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG (Trang 33 - 34)

III. Các giải pháp

2.Chính sách tài chính khuyến nông

Sửa đổi cơ chế tài chính đã có hơn 10 năm qua để công tác khuyến nông mở rộng hoạt động phục vụ sản xuất, theo hướng hàng hoá, thích ứng với tình hình mới, là một trong những yêu cầu bức thiết

Định mức tài chính khuyến nông cần có cơ chế linh hoạt để phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp & PTNT, phù hợp với chu kì sản xuất của cây, con. Mức đầu tư, hỗ trợ cho khuyến nông cần có sự khác nhau giữa các vùng miền theo hướng tăng cao cho các tỉnh khó khăn thuộc vùng Trung du Miền Núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nam Bộ

Thống nhất cơ chế tài chính khuyến nông cho người nghèo. Chấm dứt tình trạng nhiều tổ chức làm công tác khuyến nông cho người nghèo nhưng áp dụng các cơ chế tài chính khác nhau.

Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí hỗ trợ cho địa phương và các đơn vị. Bố trí kinh phí khuyến nông hàng năm theo các dự án khuyến nông có thời gian dài, ít nhất là 2 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Xây dựng cơ chế và định mức tài chính cho khuyến nông công nghệ cao.

Thu lại một phần kinh phí khuyến nông sau một chu kì sản xuất ở các đối tượng doanh nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại và người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng cường vào nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm (có cơ chế riêng).

Quy định chế độ hạng ngạch thống nhất, cụ thể cho cả hệ thống khuyến nông (tương đương như các cơ quan quản lý nhà nước). Bảo đảm khuyến nông viên xã được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước, tương đương với bằng cấp đào tạo.

Thời gian tới kinh phí khuyến nông trung ương phân bổ theo tinh thần tăng kinh phí khuyến nông chăn nuôi, huấn luyện đào tạo và khuyến nông sau thu hoạch so với các loại khuyến nông khác; tăng kinh phí hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam so với các tỉnh khác.

Phân cấp quản lý kinh phí:

- Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, tập hợp, thẩm định kế hoạch và nội dung; phân bổ kinh phí hỗ trợ; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả nghiệm thu và đánh giá kết quả quyết toán các chương trình khuyến nông trung ương do địa phương triển khai.

- Địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và nội dung; triển khai, kiểm tra, đánh giá, báo cáo; nghiệm thu và quyết toán các chương trình khuyến nông.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người hưởng lợi khuyến nông có quyền lựa chọn TBKT và vật tư được hỗ trợ trong khi xây dựng mô hình trình diễn.

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG (Trang 33 - 34)