nông theo hướng xã hội hoá, để phát huy sức mạnh tổng hợp. Thu hút mọi
nguồn lực nhằm phát huy tối đa và bảo đảm hoạt động khuyến nông ngày càng hiệu quả.
PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 GIAI ĐOẠN 2006-2010
Hoạt động khuyến nông thời gian tới diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng đến gần. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là xu thế tất yếu. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh cao.
ở nước ta, điều kiện môi trường, thời tiết cho sản xuất nông nghiệp diễn biến phức tạp và bất thuận; tỷ lệ hộ nông dân nghèo còn cao, chênh lệch giầu nghèo ngày càng lớn, do đó bảo đảm các chỉ tiêu tăng trưởng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; công cuộc xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực vẫn là những ưu tiên và quan tâm hàng đầu.
Ngày 26 tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 13. Sự ra đời Nghị định 56 là đòi hỏi của thực tế sản xuất nông nghiệp nước ta trong tình hình mới; là kim chỉ nam cho hoạt động khuyến nông đồng thời đòi hỏi Khuyến nông Việt nam phải vươn lên hơn nữa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
I. Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động khuyến nông trong thời gian tới là :
1. Nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức và kỹ năng về khoa học kỹ thuật, về quản lý, kinh doanh cho người sản xuất. Đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn .
3. Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động khuyến nông.