Nội dung công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG (Trang 28 - 31)

Hoạt động khuyến nông phải đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và bám sát chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn của ngành. Cần tập trung vào các nội dung chính sau đây:

1. Thông tin, tuyên truyền

Nôi dung chính của hoạt động thông tin, tuyên truyền là:

- Tuyên truyền pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.

Công tác thông tin, tuyên truyền phải bảo đảm nguyên tắc: đầy đủ, chính xác, kịp thời và hai chiều giữa người sản xuất với khuyến nông và các cơ quan khác liên quan.

Cần tăng cường nguồn kinh phí khuyến nông trung ương hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền ở địa phương để xây dựng và nâng cao chất lượng bản tin khuyến nông, kết nối mạng và trao đổi tin, bài giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với các đơn vị khác. Tăng cường hơn nữa các hoạt động hội thi, hội chợ nông nghiệp gắn với các phiên chợ truyền thống của địa phương trên phạm vị toàn quốc

Sản phẩm chính của hoạt động thông tin, tuyên truyền là số lượng, chất lượng các thông tin, các bài viết trên tờ tin Khuyến nông Việt Nam, trang Web khuyến nông, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các loại ấn phẩm; số lượng và chất lượng tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm. Đặc biệt là phát hành các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nông dân cách làm ăn thông qua các băng hình, đĩa hình, phim, ảnh….

Nội dung chính của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo là:

- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề (nghề nông, lâm, ngành nghề nông thôn và bảo quản chế biến sau thu hoạch) cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tăng cường năng lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động khuyến nông các cấp, các vùng miền.

- Xây dựng, cải tiến giáo trình, tài liệu khuyến nông theo hướng hiện đại, phù hợp với những điều kiện cụ thể, bao gồm cả các tài liệu, các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ công tác tập huấn, huấn luyện như băng đĩa hình, tiếng, phim, ảnh kỹ thuật số (biên soạn bằng tiếng Kinh và một số tiếng dân tộc).

- Tăng cường tổ chức tham quan, khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền trong nước và nước ngoài.

Sản phẩm chính của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo là số lượng và chất lượng các lớp học được tổ chức; số lượng nông dân và cán bộ khuyến nông tham dự; số lượng và chất lượng các loại tài liệu, giáo trình để phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, thiết thực góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng sản xuất cho học viên

3. Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ

Yêu cầu của xây dựng mô hình trình diễn là:

- Mô hình phải đáp ứng nhu cầu và phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, trình độ của người sản xuất.

- Xây dựng mô hình trình diễn phải đi đôi với tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật ra sản xuất, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, của hội đồng tư vấn khuyến nông tỉnh.

Nội dung chính của hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ:

- Xây dựng mô hình trình diễn phục vụ công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con mới có hiệu quả hơn, phát huy thế mạnh của từng vùng sinh thái.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn với việc tăng dần tỉ trọng dịch vụ, ngành nghề, chăn nuôi; giảm dần tỉ trọng trồng trọt.

- Xây dựng các mô hình khuyến nông tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, khuyến công…) theo hướng liên kết trên một địa bàn và với khoảng thời gian nhất định (dự án khuyến nông)

- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lương và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.

Cụ thể:

- Đối với khuyến nông trồng trọt: tập trung khuyến khích phát triển bền vững các mô hình về cây trồng mũi nhọn xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; các loại mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm nâng cao hiệu quả, hạ giá thành sản xuất và không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân đồng thời đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Ưu tiên khuyến nông xóa đói giảm nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Đối với khuyến nông chăn nuôi: tập trung phát triển một số vật nuôi chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng sinh thái. Khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng tính cạnh tranh khi hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác khuyến nông thú y nhằm phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

- Đối với khuyến lâm: khuyến khích phát triển các cây đặc sản rừng, cây rừng làm nguyên liệu và cây gỗ lớn có giá trị kinh tế. Đặc biệt, chương trình khuyến lâm phải tập trung giúp thay đổi tập quán, tư duy và nhận thức của người dân từ chỉ khai thác rừng thành bảo vệ rừng, sống bằng nghề rừng

- Đối với khuyến công (bao gồm khuyến nông cơ giới hóa, bảo quản, chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn): khuyến khích việc áp dụng cơ giới hóa và công nghệ vào quá trình từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến nông lâm sản; khuyến khích khôi phục, phát triển nghề, làng nghề và HTX kiểu mới ở nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

4. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

Nội dung của hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về đất đai, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp.

- Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác, theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương…

- Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản và nghề muối.

- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới cần khuyến khích phát triển dịch vụ-tư vấn khuyến nông. Trước mắt cần bồi dưỡng kiến thức về tư vấn và dịch vụ cho cán bộ khuyến nông; chỉ đạo điểm tại một số trung tâm khuyến nông, trước khi triển khai ra diện rộng

Trong hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông cần thu hồi một phần sản phẩm tăng lên do áp dụng chương trình khuyến nông.

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG (Trang 28 - 31)