C. Thiết kế dạy − học
2. Giải thích từ khó
Ngoài những từ trong chú thích, giải thích thêm: lí tr−ởng (xã tr−ởng, thầy xã, thầy lí): ng−ời đứng đầu một làng, một xã ở nông thôn Việt Nam thời phong kiến. Chức vụ do dân bầu (t−ơng đ−ơng với chức chủ tịch xã ngày nay). Lót: tiền, hoặc lễ vật dâng, biếu quan lại, cấp trên, ng−ời có thẩm quyền... mong đạt mục đích riêng.
Hoạt động 4
H−ớng dẫn đọc − hiểu chi tiết
−GV chuyển dẫn và nêu câu hỏi: Một trong những đặc điểm phổ biến của truyện c−ời là tạo mâu thuẫn gây c−ời bằng cách đặt nó trong những tình huống truyện để chuẩn bị cho mâu thuẫn phát triển. Trong truyện này, tình huống truyện là gì?
−HS trả lời. − GV hỏi bổ sung:
Vai trò của câu mở đầu với toàn truyện?
Hành động của Cải và Ngô tr−ớc khi kiện nhau là gì? Hành động đó, với hai ng−ời, nhằm mục đích gì? Với tác giả dân gian, nó có tác dụng gì?
− HS phân tích, giải thích, suy luận, phát biểu.
Định h−ớng:
a) Tr−ớc khi xử kiện
− Nêu một nhận định, một lời đánh giá cao, một lời khen tài xử kiện của lí tr−ởng. Theo lẽ th−ờng, ng−ời nghe chờ đợi xem nhân vật này giỏi nh− thế nào, giỏi đến đâu, có thực giỏi không? Nói cách khác, câu chuyện sẽ chứng minh cái giỏi trong xử kiện của lí tr−ởng. Vấn đề đã bắt đầu đ−ợc nêu ra tuy ch−a có gì đáng c−ời.
Ngô và Cải là hai ng−ời dân lao động bình th−ờng; bỗng nhiên đánh nhau rồi mang nhau đi kiện ra chính quyền. Đó cũng là hiện t−ợng xã hội không có gì đặc biệt. Cả hai đều muốn nhờ đến lí tr−ởng đại diện cho nhà n−ớc, cho luật pháp đem lại sự công bằng cho họ. Đó cũng là sự th−ờng tình và hợp lí. vẫn ch−a có gì đáng c−ời, buồn c−ời.
Nh−ng khi ta đọc đến chi tiết: Cải sợ kém thế, lót tr−ớc quan 5 đồng; nh−ng Ngô lại cao tay hơn biện chè lá những 10 đồng. Tất nhiên, chỉ có quan biết rõ điều này. Còn Cải không biết Ngô có lót thầy lí không và lót bao nhiêu. Ngô cũng vậy. Và cả hai đều tin t−ởng vào sự khôn ngoan (đồng tiền đi tr−ớc là đồng tiền khôn) của mình. Chắc hẳn anh nào cũng tin mình sẽ thắng kiện!
− Đến đây, có hai điều cần l−u ý:
Chính ng−ời nông dân, với suy nghĩ và hành động tiêu cực (vì đã biết rõ bản chất của bọn quan lại) đã tiếp tay, tạo điều kiện cho các loại quan lại các cấp ăn hối lộ, tham nhũng.
Quan trọng hơn, mâu thuẫn đã bắt dầu dồn nén, tăng c−ờng, khi thầy lí nhận tiền của cả hai ng−ời. Ng−ời nổi tiếng xử kiện giỏi đã bị nghi ngờ. Đáng lẽ, thầy không đ−ợc phép nhận tiền của bất cứ ai kiện tụng. Nh−ng cũng có thể, thầy cứ nhận rồi sẽ phạt thêm tội hối lộ trong khi xử vụ đánh nhau? Ng−ời nghe bắt đầu phải suy đoán, xem thầy lí giỏi xử kiện sẽ phân xử ra sao.
b) Khi xử kiện
−GV hỏi: Thầy lí đã xử kiện nh− thế nào? Lời kết án đã gây phản ứng gì tới ai?
− HS nhận xét.
Định h−ớng:
+ Thầy không điều tra, không phân tích, vội kết án ngay, không hề có sức thuyết phục.
+ Cải ngạc nhiên, vội tìm cách kêu xin quan xét lại. + Ngô im lặng vì đã đ−ợc xử thắng kiện.
− GV hỏi tiếp: Phân tích các mối quan hệ giữa lí tr−ởng và Cải thể hiện trong cử chỉ, hành động và lời nói của từng ng−ời.
Định h−ớng:
Nhân vật / quan hệ Lí tr−ởng Cải
Quan hệ xã hội, pháp luật Ng−ời xử kiện, ng−ời cầm quyền địa ph−ơng, đại diện thực thi luật pháp, nổi tiếng xử kiện giỏi
Dân lao động nghèo, từng lo tiền lót quan, mong đ−ợc xử thắng kiện.
Hành động, cử chỉ Cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt (chủ động)
Vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí (bị động)
Lời nói Tao biết mày phải... những nó lại phải... bằng hai mày! (chủ động)
Xin xét lại ! Lẽ phải về con mà! (bị động)
− Mâu thuẫn gây c−ời cứ dần dần phát triển và bộc lộ theo từng cử chỉ, hành động và câu nói của hai nhân vật. ở câu nói thứ nhất của Cải, có sự ngầm kết hợp với cử chỉ xoè năm ngón tay. Nghĩa hàm ẩn của nó là:
Lẽ phải của Cải = 5 ngón tay xòe = (5 đồng quan đã nhận).
Vì đang tr−ớc công đ−ờng, công khai, Cải nào dám nói to, nói rõ, trực tiếp điều này. Câu nói van xin xét lại nghe mới ấp úng tội nghiệp và đầy ẩn ý.
Quan có hiểu ẩn ý ấy hay không? Quan rất hiểu; nh−ng vẫn xử nh− vậy. Cách giải thích của quan thật nhanh nhẹn, thông minh và cũng bất ngờ không kém.
Lẽ phải của nó (Ngô) = 10 ngón tay xoè = (10 đồng = 5.2 = gấp đôi) quan cũng đã nhận.
Đến đây, dù tác giả không viết, không kể, nh−ng chúng ta đoán chắc, Cải phải chịu thua, phải ngậm ngùi tr−ớc cái lí lẽ hiển nhiên, cái cử chỉ gọn gàng, và câu nói cũng đầy hàm ý của quan.
Hoá ra lẽ phải không phải xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Rõ ràng quan tham nhũng, sâu mọt có hạng đã đục n−ớc béo cò, đòn xóc hai đầu, ăn lễ cả hai. Ai lễ nhiều ng−ời ấy phải hơn, ng−ời ấy thắng.
Về cách xử kiện theo tiền đút lót này thì quả thật lí tr−ởng là một tay nổi tiếng xử kiện giỏi. Tiếng c−ời bật ra vì sự chứng minh chặt chẽ nhận xét ở câu đầu những theo h−ớng ng−ợc lại.
1 lẽ phải: 5 đồng; 2 lẽ phải: 10 đồng.
Ngô thắng; Cải bại là chuyện đ−ơng nhiên. Nén bạc đâm toạc tờ giấy!
−GV hỏi: Kết quả cuối cùng đối với Cải? Có thể rút ra bài học gì? − HS bàn luận.
Định h−ớng: Hoàn toàn bất ngờ: quan giải thích và y án. Cải vừa mất tiền
vừa bị đánh. Rõ ràng tiền mất tật mang. Oan ức mà không thể kêu oan, đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà rút kinh nghiệm: Không nên gây chuyện với ng−ời khác để đến phải kiện tụng, phải sống tốt với nhau vì cùng là bạn áo ngắn; khi đã kiện thì không thể kiện tới những tên quan tham nhũng nh− lí tr−ởng; không thể đem tiền đút lót chúng mà thiệt đơn thiệt kép, mất cả chì lẫn chài...
−GV nêu vấn đề: nhận xét lời kết của lí tr−ởng. − HS nhận xét.
Định h−ớng: Chơi chữ độc đáo: phải bằng hai; quan hệ giữa số l−ợng và chất l−ợng vừa có lí vừa vô lí. Vô lí trong xử kiện nh−ng có lí trong thực tế quan hệ giữa ba nhân vật. Lí tr−ởng dùng cái hợp lí trong thực tế để thay thế cái vô lí của việc xử kiện; thể hiện trắng trợn bản chất tham nhũng, thói quen ăn của đút của y. Tiếng c−ời bật ra từ đó.
− GV nêu tiếp vấn đề: Bình luận về Ngô, Cải. − HS phát biểu tự do.
Định h−ớng: Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của chính mình. Hành vi
tiêu cực của họ làm họ trở nên thảm hại (cả hai). Họ vừa đáng th−ơng, vừa đáng trách.
Hoạt động 5
H−ớng dẫn tổng kết và luyện tập