Đọc tham khảo bài viết sau:

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 4 pot (Trang 31 - 32)

C. Thiết kế dạy − học

8.Đọc tham khảo bài viết sau:

Dủ dỉ lμ con dù dì

Không ít ng−ời cho rằng truyện tập trung phê phán cái dốt của thầy đồ. Thực ra, bản thân sự ngu dốt không phải lúc nào cũng là đối t−ợng của tiếng c−ời phê phán, chế giễu. Ng−ợc lại có khi sự ngu dốt lại gây ra tiếng khóc và bi kịch. Cái dốt chỉ trở thành đối t−ợng của tiếng c−ời phê phán khi chủ nhân của nó cố tình bao che, giấu giếm hoặc ra sức bảo vệ, và chứng minh nó có lí, đúng đắn và giỏi giang...

Khi cái xấu hiện ra, tiếng c−ời nở rộ thì truyện c−ời kết thúc.

Khi thầy đồ bị học trò hỏi gấp, phải nói đại dủ dỉ là con dù dì và dặn đọc khe khẽ thì tiếng c−ời tuy đã có nh−ng còn rất nhẹ. Bởi vì ở đây, cái sai, cái dốt đã phơi bày nh−ng sự bao che, giấu dốt ch−a có, hoặc có nh−ng ch−a rõ rệt. Nếu đến đây, thầy đồ nói thực với học trò, rằng thầy nhớ ch−a chắc, khoan hãy học, để thầy tra cứu thêm... thì tiếng c−ời sẽ không còn cơ sở để tồn tại và phát triển.

Đáng lẽ phải hỏi ng−ời biết hoặc hỏi sách thì thầy đồ lại hỏi thổ công. Đó là cách hỏi ng−ợc đời, trái tự nhiên ch−a từng có. Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm d−ơng để hỏi thổ công về chữ dủ dỉ thật là độc đáo. Và truyện từ đây lại có thể phát triển, tiếp tục cả về nội dung và nghệ thuật.

Về nội dung, nó mở rộng đối t−ợng phê phán, chế giễu. Thêm một ông dốt nữa. Đến thần mà cũng dốt! Thầy đồ không những dốt chữ mà còn dốt cả ph−ơng pháp học hỏi, tin theo đài âm d−ơng một cách mù quáng, nực c−ời.

Về nghệ thuật, đ−a thêm nhân vật thổ công là bịa đặt nh−ng rất hợp lí và cần thiết. Nó làm cho truyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và độc đáo hơn. Sau việc này, đ−ợc sự tán thành đến 3 lần của thần, thầy mới vững dạ, đắc chí cho học trò gào to. Và ng−ời chủ nhà mới nghe đ−ợc câu đọc lạ tai, để chất vấn thầy đồ, dồn thầy đến chân t−ờng, buộc thầy phải bộc lộ sự giấu dốt ngoan cố của mình.

Khi thầy giải thích: Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. Thế chẳng phải là tam đại con gà hay sao? thì rõ ràng sự giấu dốt đã lên đến đỉnh

cao nhất của nó. Bởi vì, khi cái dốt đã bị truy đuổi đến cùng, không còn nơi ẩn nấp, lẩn trốn nữa thì nó lại công khai biện hộ và chứng minh rất uyên bác và thâm thuý. Cái hay và giỏi của tác giả là ở đó.

Thầy đồ là nhân vật chính và đối t−ợng phê phán chính của truyện. Ba nhân vật còn lại đều là ph−ơng tiện và điều kiện cần thiết để nhân vật chính bộc lộ cái đáng c−ời của nó.

Hình nh− tác giả có dụng ý tạo ra sự khác nhau, thậm chí đối lập giữa hai nhân vật phụ là thổ công và chủ nhà. Chủ nhà thì giỏi chữ và truy vấn, phản bác thầy đồ đến cùng; còn thổ công lại dốt chữ và đồng tình, chấp nhận cái dốt của thầy đồ. Sự trái ng−ợc đó là cần thiết đối với cốt truyện.

Có thể coi nhân vật thổ công là loại nhân vật l−ỡng tính, vừa có tính chất đối t−ợng vừa mang tính chất ph−ơng tiện của tiếng c−ời phê phán − nh− kiểu nhân vật em bé tối dạ trong truyện Lạy cụ đề ạ!; ng−ời lính hầu trong truyện

Cái tăm của quan huyện...

(Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian,

Sđd, 1993 ; tr. 173 − 175) Tiết 23 Văn học Nhng nó phải bằng hai mμy (Truyện c−ời) A. Kết quả cần đạt

1. Kiến thức − t− t−ởng: Thấy đ−ợc sự đánh giá của nhân dân về các nhân vật: thầy lí, Cải, Ngô. Đó cũng là bản chất tham nhũng, ăn của đút của quan vật: thầy lí, Cải, Ngô. Đó cũng là bản chất tham nhũng, ăn của đút của quan lại địa ph−ơng và hành vi tiêu cực của ng−ời lao động trong xã hội Việt Nam x−a khi tự mắc vào vòng kiện tụng, làm mồi ngon cho bọn sâu mọt đục n−ớc béo cò. Đặc sắc của truyện c−ời là hết sức ngắn gọn, hấp dẫn, bất ngờ, chơi chữ, kết hợp lời nói và cử chỉ, đầy hàm ý để gây c−ời và châm biếm, chế giễu, đả kích.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 4 pot (Trang 31 - 32)