C. Thiết kế dạy − học
2. Thể loại: truyện c−ờ
− Đặc điểm: tạo và giải quyết mâu thuẫn trái tự nhiên để gây c−ời. Mâu thuẫn càng trái tự nhiên, cách giải quyết càng bất ngờ; tiếng c−ời bật ra càng giòn rã. Truyện th−ờng ngắn gọn, vào truyện tự nhiên, kết truyện đột ngột. Có hai loại truyện c−ời chủ yếu: truyện trào phúng: nhằm vào những đối t−ợng trong nội bộ nhân dân, ch−a tới mức gay gắt, quyết liệt. Truyện đả kích: nhằm vào những đối t−ợng xấu, ác, kẻ thù của nhân dân, mức độ gay gắt, quyết liệt.
−Tam đại con gà thuộc loại truyện c−ời trào phúng. C−ời anh thầy đồ và tất cả những ai có tật xấu nh− anh ta. Tiếng c−ời chế giễu, phê phán nh−ng vẫn bao dung và nhẹ nhàng.
3.Bố cục
Mở truyện: câu đầu − Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên. Diễn biến câu chuyện.
Hoạt động 4
H−ớng dẫn đọc − hiểu chi tiết
−GV hỏi: Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính? Các nhân vật khác đóng vai trò gì?
− HS so sánh, phân loại, trả lời.
Định h−ớng: Các nhân vật: thầy đồ, học trò, thổ công, ông chủ. Nhân vật
chính tất nhiên là thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ là phụ trong quan hệ với thầy đồ nh−ng không thể thiếu.
−GV hỏi tiếp:
+ Câu đầu tiên đóng vai trò mở truyện có ý nghĩa gì? + Tiếng c−ời đã bật ra ch−a? Vì sao?
− HS suy luận, trả lời.
Định h−ớng:
+ Tác dụng của câu mở truyện: giới thiệu nhân vật chính và tính cách của y, đồng thời cũng nêu mâu thuẫn trái tự nhiên trong dạng khái quát nhất: dốt nh−ng lại không chịu thừa nhận sự thật, ng−ợc lại lại khinh ng−ời tự cho rằng ta đây giỏi (lên mặt văn hay chữ tốt).
+ Tiếng c−ời ch−a bật ra, mới ở thế tiềm năng, ch−a có biểu hiện gì thực sự đáng c−ời. Ch−a biết anh ta lên mặt hay chữ nh− thế nào, ch−a biết anh ta dốt nh− thế nào.
− GV nói lời dẫn: Mâu thuẫn đang ở thế tiềm năng, muốn bộc lộ và phát triển, phải đặt trong những tình huống truyện khác nhau để kiểm nghiệm. Tình huống đầu tiên mà anh thầy đồ phải giải quyết là gì? Anh đã giải quyết nh− thế nào? Tiếng c−ời ở đây đã bật ra ch−a? Vì sao? Vì sao anh thầy đồ lại bắt đọc nhỏ? Sau khi xin đài âm d−ơng anh lại bắt học trò đọc to? Qua chi tiết Thổ công đồng tình với thầy đồ, tác giả dân gian còn nhằm dụng ý gì?
− HS phân tích, lí giải, phát biểu.
Định h−ớng:
+ Tình huống đầu tiên mà anh thầy đồ gặp phải là gặp chữ kê trong cuốn sách Tam thiên tự (ba nghìn chữ), thầy không biết là chữ gì ! Chứng tỏ thầy quá dốt. Đã đi làm thầy dạy ng−ời khác mà chữ trong cuốn sách vỡ lòng cũng không hiểu hết, không đọc nổi. Một dẫn chứng về cái dốt của thầy. Cũng đã hơi buồn c−ời. Dốt thế mà cũng dám đi dạy học, làm thầy thiên hạ!
+ Tình huống thực sự xuất hiện buộc thầy phải giải quyết khi bị học trò hỏi gấp. Thầy bí và cuống. Đã liều dám làm thầy thì tất nhiên cũng lại liều
mà giải thích bừa một câu thuận miệng bật ra, chẳng có ý nghĩa gì! Tiếng c−ời lại bật ra vì cái sự liều lĩnh dốt nát lại sĩ diện giấu dốt của thầy. Sĩ diện, giấu dốt thể hiện ở 2 điểm: không dám công khai thừa nhận mình không biết tr−ớc học trò. Thứ hai: sợ ng−ời khác biết cái sai, cái bừa của mình nên chỉ bảo học trò đọc khe khẽ. Thì ra thầy còn chút ít xấu hổ sợ ng−ời khác biết mình dốt!
Để biết chắc chắn đúng sai, thầy khấn thổ công, bằng cách xin đài âm d−ơng và đ−ợc thần đồng ý với cách dạy của thầy đến 3 lần (sấp cả 3 lần đồng tiền chinh khi thầy gieo xuống lòng đĩa).
Thế là thầy đắc chí vì tin t−ởng mình hoàn toàn đúng, dẫn đến việc yêu cầu học trò đọc to, vang lên cái lời giải thích vô nghĩa kia.
Đến đây, tiếng c−ời lại bật ra thú vị hơn vì thầy đã dốt lại còn mê tín. Lí ra thầy phải đi hỏi các thầy khác, hay những ng−ời hiểu biết hơn, đằng này lại hỏi thần bằng cách gieo tiền sấp ngửa. Mặt khác, ng−ời bình dân còn muốn chê c−ời cả vị thần thổ công nhà ấy cũng dốt. Câu này chính thầy đồ sẽ đ−ợc trải nghiệm ngay sau đó.
Tuy nhiên, tiếng c−ời cũng ch−a thật giòn giã lắm. Câu chuyện ch−a đi đến đỉnh điểm. Chính niềm vui của thầy, tiếng đọc bài rất to của học trò do thầy ra lệnh lại dẫn đến tình huống thứ hai một cách tự nhiên.
− GV nêu tiếp vấn đề: Tình huống thứ hai xảy đến với thầy đồ nh− thế nào? Có ý kiến cho rằng, thày đồ dốt thì quá dốt, quá mê tín rồi nh−ng bù lại, thầy cũng khá thông minh, nhanh trí khi biện bạch với ông chủ. Các em nghĩ sao? Cách giải thích của thầy có gì phi lí, có gì tức c−ời?
−HS thảo luận, có thể tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình.
Định h−ớng:
Tình huống thứ hai xảy đến thật bất ngờ, khi thầy đối mặt với ông chủ cũng hay chữ lại đáo để.
Bấy giờ thầy mới tự nhận rằng mình dốt và nhận ra một sự thật nữa là thổ công cũng chẳng giỏi hơn thầy. Suy nghĩ của thầy là chân thật và cũng hơi buồn c−ời (Hai anh dốt: một ng−ời, một thần đụng nhau!). Nh−ng thầy vẫn không chịu nhận là mình sai, thầy lại rất nhanh tìm cách giải thích từ kê (gà) một cách sâu sắc, uyên bác: giảng đến nguồn gốc tận 3 đời: giải thích tại sao truyện này có hai nhan đề Tam đại con gà hoặc Dủ dỉ là con dù dì.
Thực chất đó chỉ là cái nhanh trí, láu cá, mẹo vặt, cái lí sự cùn của thầy. Bởi tại sao dủ dỉ lại là chị con công? Tại sao con công lại là ông con gà?
dì?! Câu giải thích của thầy hoàn toàn vô nghĩa, vô lí, chỉ đ−ợc cái có vần l−ng, nhịp nhàng, chứng tỏ cái nguỵ biện, nguỵ lí của thầy.
Đến đây, tiếng c−ời oà ra. Ta c−ời anh thầy đồ dốt nát nh−ng lại khéo lấp liếm cái dốt nát bằng lí sự cùn của mình. Mâu thuẫn đã đ−ợc giải quyết bất ngờ mà tự nhiên, rất phù hợp với tính cách của nhân vật và truyện kết thúc ở đó. Ng−ời nghe c−ời và không cần tìm hiểu thêm số phận anh thầy đồ đó sau chuyện này sẽ ra sao!
Hoạt động 5
H−ớng dẫn tổng kết − luyện tập