- Từ bảng 3.9 và 3.10 ta thấy, nang gặp ở răng khôn chiếm tỉ lệ cao nhất (35,6%) sau đó đến răng nanh (31,1%), răng hàm lớn (11,1%) và răng hàm nhỏ (8,9%). Răng khác có 6 chiếc (13,3% ) trong đó 3 nang ở răng thừa ngầm, 3 nang gặp ở răng cửa, tất cả đều ở hàm trên.
- NTR gặp ở hai hàm với tỉ lệ không có sự khác biệt nhiều: HT 55,6% và HD 44,4%. Trong khi đó trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lợi (1997) và Lê Văn Sơn (1980) thì có sự khác biệt đáng kể:
+ Nguyễn Hồng Lợi: NTR ở HT chiếm 68,57%, ở HD chiếm 31,43%.[11]
+ Lê Văn Sơn: NTR ở HT chiếm 70,8%, ở HD chiếm 29,2%.[12]
- Mức độ phổ biến của nang giảm dần từ răng khôn hàm dưới và răng nanh hàm trên (9/45), răng khôn hàm trên (7/45), răng nanh hàm dưới (5/45) răng hàm lớn hàm dưới rồi đến răng thừa ngầm.
- So sánh với các nghiên cứu khác chúng tôi thấy có điểm chung đó là tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng răng khôn hàm dưới là hay gặp nang thân răng nhất. Các răng khác thì có sự khác biệt:
-Theo Donath (1985) và Jones (2006) sau răng khôn hàm dưới nang thân răng hay gặp ở răng nanh HT, răng hàm nhỏ HD rồi đến răng khôn HT. [25]
- Theo Zdenko Sarac (2010) nghiên cứu 30 trường hợp NTR ở Croatria thì sau răng khôn HD là đến răng khôn HT, răng nanh HT, rồi đến răng hàm nhỏ HT.[32]
- Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lợi (1997) NTR hay gặp nhất lại là ở răng nanh hàm trên (8/35 trường hợp) rồi đến RTN vùng răng cửa hàm trên
67
(7/35), răng khôn HT, răng cửa HT và răng hàm nhỏ HD ngang nhau (4/35). Răng khôn hàm dưới chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 2/35 ca (5,71%).
- Tóm lại dù có khác biệt đôi chút về thứ tự phổ biến nang của các răng nhưng nang thân răng vẫn hay gặp nhất ở các nhóm răng sau: răng khôn, răng nanh, răng hàm nhỏ. Điều này rất dễ hiểu bởi răng khôn hàm dưới là răng hay mọc ngầm, kẹt nhất.Theo Venta và cộng sự, 84% R khôn HD mọc ngầm hoặc kẹt ở lứa tuổi 20, trong đó 91% số này sẽ bị ngầm hoặc kẹt vĩnh viễn và 3,1% số này có thể hình thành nang hoặc u [22]. Răng nanh HT cũng vậy do mọc sau các răng 2 và răng 4 nên tỉ lệ ngầm cũng cao. Còn răng hàm nhỏ HD thì ngược lại, thường mọc sau răng nanh nên hay ngầm hơn.
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 4.2.1. Triệu chứng X quang