1 Sau đại học 15 20 2 Đại học 200 215 3 Cao đẳng 55 45 4 Lao động phổ thông 310 350 5 Tổng số 580 630
Với đội ngũ nhân sự được đào tạo chính quy và được sự hướng dẫn của các chuyên gia, các nhà tư vấn, cố vấn, với sự cống hiến và tâm huyết của toàn thể nhân viên, tổng số lao động năm 2019 của công ty là 330 người.
Hình 2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa và Công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse
Qua hình trên ta thấy, số lượng nhân sự của Công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse nhiều hơn số lượng nhân sự của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa, tập trung chủ yếu ở vị trí lao động phổ thông với số lượng nhiều hơn là 40 người.
Hình 2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa
Từ biểu đồ ta thấy: trình độ lao động của Công ty vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ 53.45%, tiếp theo là nhân sự có trình độ đại học,
chiếm 34.48%, tiếp đến là trình độ cao đẳng với 9.48%, cuối cùng là trình độ sau đại học với 2.59% . Như vậy nguồn lao động của Công ty có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản trong các trường đại học, cao đẳng là tương đối cao so với mặt bằng lao động trong nước
Hiện nay độ tuổi trung bình của người lao động tại Nagakawa là 34,7 tuổi, Nagakawa cần tiếp tục duy trì độ tuổi trẻ để sử dụng được nguồn lao động có tư duy mới, dễ dàng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Công ty đã triển khai rà soát, theo sát chiến lược phát triển nhân sự như:
- Triển khai chương trình quy hoạch và phát triển đội ngũ lãnh đạo, luân chuyển cán bộ lãnh đạo cấp cao, kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoàn thiện cơ chế điều hành, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên.
- Ban hành các chính sách lương, thưởng mới, đảm bảo đời sống, thu nhập ổn định và các chính sách phúc lợi cho CBCNV được quan tâm duy trì tốt.
- Tuyển dụng bổ sung nhân lực mới, tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cấp lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ nhân viên.
Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa áp dụng công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả công việc của CBCNV như KPI, OKR, hay áp dụng các phương pháp tính lương như 3P, dẫn đến chưa nâng cao được hiệu suất làm việc của CBCNV.
2.2.2.2. Năng lực tài chính
Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của công ty. Một công ty có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp công ty nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm,
hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho công ty.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng và quyết định sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, hiện nay bộ phận tài chính của Công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa chủ động trong việc tư vấn các vấn đề liên quan đến tài chính cho Ban lãnh đạo cũng như đưa ra các cảnh báo đối với vấn đề tài chính của Công ty.
Một số chỉ tiêu tài chính của Nagakawa và Sunhouse trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019:
Bảng 2.9. Chỉ tiêu hệ số thanh toán của Ngakawa và Sunhouse