Bảng 2.17. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Nagakawa và Sunhouse

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa (Trang 66 - 102)

Tập đoàn Nagakawa Công ty Cổ phần Casper Việt Nam

Điểm mạnh

- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Kênh phân phối rộng khắp - Giá cả hợp lý

- Chế độ làm lạnh sâu.

- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Truyền thông mạnh, độ nhận diện thương hiệu cao. - Kênh phân phối rộng khắp. Sản phẩm có bán tại các siêu thị lớn: Media mart, Pico - Giá cả hợp lý

- Chế độ hậu mãi tốt

- Đa dạng về mẫu mã, chủng loại,

- Cánh đảo gió di chuyển lên xuống một cách tự động đảm bảo cho sự phân phối gió đồng đều hơn. Điểm yếu - Định vị khách hàng tầm trung, khó tiếp cận khách hàng cao cấp, do phần lớn sản phẩm thuộc phân khúc giá trung bình. - Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú

- Hệ thống phân phối chưa tạo được độ bao phủ cao - Chủ yếu kinh doanh và phụ

- Định vị khách hàng tầm trung, khó tiếp cận khách hàng cao cấp.

- Mới gia nhập thị trường điện lạnh tại Việt Nam

- Định vị phân khúc cao cấp không rõ ràng.

thuộc vào thị trường trong nước.

- Thương hiệu chưa phổ biến trên thị trường.

- Chưa tập trung mạnh vào chế độ hậu mãi

- Chưa có sự đầu tư để đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nguồn ngân sách dành cho các hoạt động Marketing chưa được phân bổ rõ ràng. - Chưa có nhiều chính sách thu hút người lao động, hiện nay mức lương của Nagakawa ở mức trung bình so với thị trường, chưa có nhiều phúc lợi cho CBCNV: thời gian làm việc, bảo hiểm sức khỏe, văn hóa doanh nghiệp,…

- Sản phẩm điều hòa chưa bán tại các siêu thị

2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu.

Nguyên nhân của thực trạng này có thể khái quát như sau:

- Máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện tại của công ty chưa đồng bộ, những năm gần đây, công ty có đầu tư mua máy móc, trang thiết bị mới nhưng mới chỉ đầu tư từng phần, theo kiểu thiếu đến đâu mua đến đấy chứ chưa xây dựng

được một chiến lược đầu tư dài hạn.

- Trình độ nguồn nhân lực và năng lực quản lý còn hạn chế, hiện nay tuy nguồn nhân lực của Công ty tương đương với mặt bằng chung nhưng lại không ổn định,

- Nagakawa chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến người tiêu dùng. Điều này gây bất lợi rất nhiều đến sự phát triển của Nagakawa so với những đối thủ cạnh tranh như Casper, Sunhouse, Funiki,…

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

NAGAKAWA

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa đến năm 2015

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa

3.1.1.1.Cơ hội

Năm 2019 Việt Nam đã thực sự hội nhập sâu rộng với thế giới với việc ký kết 4 hiệp định thương mại với các đối tác bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hong Kong (AHKFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - CuBa, và Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam – Campuchia

Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở toàn diện mọi mặt, việc trở thành thành viên của ASEAN, WTO, TPP, là những bước ngoặt quan trọng. Mở cửa hội nhập kinh tế đã thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng hết tiềm lực, khả năng để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Hội nhập kinh tế sẽ thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, kích thích nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn, đây chính là cơ hội để công ty phát huy tiềm năng nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc mở cửa hội nhập tạo điều kiện cho Tập đoàn Nagakawa thâm nhập vào thị trường mới, nền dân trí được nâng cao, phát triển hạ tầng cũng là điều tất yếu. Ngoài ra, còn làm tăng khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp các công ty trong ngành tìm được các đối tác phù hợp, các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng như có thể tìm được nguồn hàng mới có chất lượng tốt và giá thành cao hơn.

Những cơ hội từ việc Việt Nam mở cửa hội nhập cho thấy nhu cầu về nhà ở, chung cư cao cấp, công trình xây dựng trong những năm sắp tới sẽ tăng cao hơn nữa. Nhà nước cũng có những chính sách và các dự án xây dựng hệ thống công trình công cộng…. Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ phát triển đô thị ngày càng cao, theo dự báo nhu cầu nhà ở sẽ tăng gấp đôi vào các năm tới. Chính vì vậy, các công ty trong ngành có cơ hội phát triển khá cao. Công ty CP Tập đoàn Nagakawa đang trên đà phát triển nên cần phải tìm kiếm các khách hàng mới, tạo mối quan hệ với các công ty liên quan để nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong ngành. Công ty cần phát huy tiềm lực và khả năng cạnh tranh của mình trong nền kinh tế mở cửa hội nhập ở Việt Nam.

3.1.1.2. Thách thức

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang từng ngày từng giờ làm thay đổi bộ mặt của xã hội. 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội vô cùng to lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam.

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung diễn ra ngày càng sâu sắc, Đồng Nhân dân tệ mất giá so với đồng VND đã thúc đẩy hàng hóa Trung Quốc tràn về Việt Nam với cường độ lớn hơn, nhập siêu từ Trung Quốc theo đó đã trầm trọng hơn.

Thời tiết diễn biến phức tạp, không theo quy luật, nắng hạn ở miền Tây và Tây Nguyên lan sang cả miền Trung, ngập mặn đã làm cho nhiều tỉnh mất mùa, ảnh hưởng nặng nề đến chi tiêu và xu hướng tiêu dùng của người dân.

Đầu tư nước ngoài tăng nhanh nên lao động ngày càng khó khăn, tiền lương, nhân công tăng làm cho giá thành tăng cao. Và hội nhập sâu đã làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, giá bán giảm làm cho lợi nhuận giảm.

Đối với ngành điện lạnh – gia dụng, tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt. Hội nhập sâu rộng và toàn diện dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các hãng điều hòa không khí Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đua nhau sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm giá rẻ, làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, các hãng mới nổi có chính sách bán hàng táo bạo để xâm nhập thị trường với những chương trình khuyến mại lớn, gia tăng áp lực cạnh tranh tại phân khúc hàng trung bình.

Thị trường hàng gia dụng Việt Nam có quy mô lên đến 15 tỷ USD/năm đã thu hút nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan... liên tục đổ bộ vào khai thác. Sức ép cạnh tranh từ phía doanh nghiệp nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt ngày càng lớn. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp mới gia nhập ngành hàng gia dụng như Nagakawa.

Dịch bệnh khiến giá dầu lao dốc, nợ công tăng dần, các công ty không thể trụ vào thời điểm không kiếm ra khách hàng hoặc thiếu nguyên liệu. Bloomberg Economics dự đoán trong kịch bản xấu nhất, suy thoái sẽ được ghi nhận ở Mỹ, khu vực đồng euro và Nhật Bản, GDP Trung Quốc xuống mức thấp kỷ lục.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đánh giá dịch COVID-19 hiện nay có thể đe dọa tới đà phục hồi vốn dĩ mong manh của kinh tế thế giới, cụ thể, COVID-19 có thể khiến tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,1 điểm phần trăm và kiềm chế tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức 5,6% trong năm 2020. Gia tăng căng thẳng thương mại và rủi ro suy giảm, suy thoái kinh tế trên diện rộng đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại toàn cầu chung. Chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu của WTO giảm mạnh xuống chỉ còn 95,5 điểm. Chính phủ đang thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là vốn đầu tư công được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700.000 tỷ đồng. Đây là cơ hội để tăng trưởng doanh thu các lĩnh vực kinh doanh và đầu tư của Công ty.

Đầu tư FDI vẫn duy trì ở mức cao, phát triển các khu công nghiệp, đầu tư hạn tầng xã hội cao: cơ hội đầu tư và tăng doanh thu cho ngành điện lạnh.

Dù triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn tích cực, nhưng việc hội nhập kinh tế khiến nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm tới. Việt Nam sẽ chịu rủi ro trước những bất ổn trên thị trường toàn cầu khi hội nhập sâu rộng, nhất là dễ bị ảnh hưởng về thương mại nhất trong khối ASEAN khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng của Việt Nam có thể dễ bị tổn tương do sự liên kết thương mại với Trung Quốc tăng. Việt Nam đang trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu ở khu vực, nên dựa nhiều vào xuất khẩu để duy trì tăng tưởng kinh tế. Vì vậy, sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế khu vực hay Trung Quốc sẽ mang lại thách thức cho Việt Nam. Đây cũng là một thách thức lớn đối với ngành điện lạnh, đặc biệt là với Công ty Tập đoàn Nagakawa. Việc hội nhập kinh tế cũng kéo theo nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài đầy tiềm năng có vốn đầu tư và thương hiệu lớn, gây ra nhiều sức ép cho công ty.

Với những thách thức đó Công ty cần xây dựng những chiến lược, phương án để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế mở cửa hội nhập hiện nay.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa

Mục tiêu của Tập đoàn Nagakawa đến năm 2025 là:

- Luôn tạo ưu thế cạnh tranh, đạt hiệu quả kinh doanh bằng cách áp dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới. Từ đó, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm sáng tạo và nắm bắt công nghệ, đưa ra những giải pháp hàng đầu góp phần tối ưu hóa nguồn nhân lực của công ty.

- Tham gia hội nhập kinh tế, phát triển ngành hàng điện lạnh, gia dụng, thiết bị nhà bếp cao cấp trở thành một trong 3 thương hiệu gia dụng Việt lớn nhất trên thị trường.

3.1.3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa

Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa tiếp tục tập trung phát triển theo hướng lấy sản xuất và kinh doanh sản phẩm điện lạnh, gia dụng và thiết bị nhà bếp cao cấp làm lĩnh vực chủ lực, đảm bảo sức lan tỏa các sản phẩm đến từng người tiêu dung, cụ thể:

- Mở rộng quy mô đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng hoàn thiện, bền vững.

- Củng cố và nâng cao chất lượng quản trị, vận hành, sẵn sàng nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình, quy định cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động.

- Mở rộng đào tạo, tuyển dụng, xây dựng và bảo toàn đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

- Ngành hàng Gia dụng Nagakawa tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những bộ sản phẩm nằm trong phân khúc sản phẩm cao cấp, với hàm lượng công nghệ cao, thiết kế hiện đại...

- Ngành hàng gia dụng cũng nghiên cứu dòng sản phẩm máy nước nóng với công nghệ Heatpump, thích hợp với các tòa nhà lớn như khách sạn, nhà hàng với tỉ lệ tiết kiệm điện năng lên tới 75%.

- Đối với dòng sản phẩm truyền thống Điều hòa không khí: ưu tiên cho công tác phát triển sản phẩm mới chất lượng cao, tích hợp nhiều tính năng ưu việt, đặc biệt sử dụng môi chất gas R410A và R32 đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Việt Nam, nâng cấp và bổ sung nhiều tính năng cho các dòng sản phẩm điều hòa: Điều hòa không khí, điều hòa Inverter thế hệ mới, tiếp tục hoàn thiện các các dòng điều hoà công nghiệp VRF thế hệ mới

cung cấp cho cho các công trình hiện đại, kết nối được với hệ thống BMF Toà nhà thông minh và đặc biệt đáng chú ý là dòng sản phẩm điều hòa Nagakawa Multi DC Inverter một mẹ 5 con.

Đầu tư công nghệ & nhân sự để nghiên cứu đưa vào sản xuất đa dạng điều hòa công suất lớn và ĐH trung tâm.

Tăng cường triển khai thi công các dự án lắp đặt máy điều hòa trung tâm cho các công trình xây dựng.

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Công ty

3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty

3.2.2.1. Chủng loại sản phẩm

Trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đến phương hướng và mức độ đa dạng hoá chính là nhu cầu thị trường. Nagakawa phải bám sát nhu cầu của thị trường và đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mà thị trường cần. Việc điều tra phân tích nhu cầu thị trường phải được coi là một trong những công tác quan trọng hàng đầu.

Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để tăng khả năng phục vụ và tối đa hóa lợi nhuận trên cùng một phân khúc sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong kinh doanh. Vì vậy Nagakawa cần tạo ra cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn cho cùng 1 dòng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Nagakawa cần mở rộng chủng loại sản phẩm sang những phân khúc khác nhau, để làm được điều đó, Nagakawa cũng cần đầu tư thêm nhiều năng lực, nguồn lực, lợi thế cạnh tranh khác nhau, nguồn lực tri thức khác nhau để phát triển và quản trị khách hàng. Cần mở rộng và đầu tư nghiêm túc vào cơ sở hạ tầng, trong đó công nghệ đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Hơn nữa, Nagakawa cần nghiên cứu các loại sản phẩm có thể thay thế. Việc nghiên cứu phân tích này nhằm hạn chế rủi ro trong khi phát triển đa dạng hoá sản phẩm của ngành điện lạnh, gia dụng và thiết bị nhà bếp.

Để thực hiện đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, Nagakawa cũng cần xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cơ cấu lao động được sắp xếp, bố trí hợp lý, đảm bảo được số lượng, chất lượng, giới tính và lứa tuổi, điều đó sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi khi mở rộng sản xuất những mặt hàng mới.

3.2.2.2.Chính sách sản phẩm

Hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, chi phí sản xuất cao, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia. Trong khi đó kết quả cuối cùng mà công ty quan tâm đó sản phẩm của Nagakawa có được thị trường chấp nhận, có đáp ứng được nhu cầu của khách hay không? Do đó, Nagakawa đã nhận thức vai trò của sản phẩm, nếu chính sách sản phẩm đúng thì Nagakawa vạch ra phương hướng sản phẩm trong tương lai. Đồng thời nó giúp cho Nagakawa biết được vị trí của sản phẩm hiện tại của mình trên thị trường. Mặt khác, nếu chính sách sản phẩm đúng đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Nagakawa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa (Trang 66 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w