2.2.1.3. Nguyên tắc kế toán kết quả kinh doanh.
Khi thực hiện kế toán kết quả kinh doanh các doanh nghiệp cần tôn trọng những quy định sau: Kết quả kinh doanh của kỳ kế toán phải xác định đầy đủ, chính xác theo đúng quy định của các chính sách tài chính hiện hành. Ngoài việc hạch toán tổng hợp kết quả kinh doanh dịch vụ, kế toán còn phải hạch toán chi tiết theo loại hình dịch vụ. Doanh thu sử dụng để tính kết quả các hoạt động là doanh thu thuần, là số còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
2.2.2. Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh kinh doanh
2.2.2.1. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.
*Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng bao gồm:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hợp đồng kinh tế
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng….)
- Các chứng từ liên quan khác như Xác nhận khối lượng dịch vụ hoàn thành, Biên bản nghiệm thu và bàn giao sản phẩm…
*Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp, có 6 tài khoản cấp 2, trong đó: - Tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: quảng cáo, cung cấp chương trình truyền hình, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,....
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 5211- Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.
- Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.
- Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa,
cung cấp dịch vụ trong kỳ.
Tài khoản 711 – Thu nhập khác
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
* Về phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể hiện tại Phụ lục 2.1.
2.2.2.1. Kế toán chi phí.
*Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí bao gồm:
- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn tiền điện, tiền nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet, dịch vụ khác…
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, hàng hóa.
- Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Giấy báo nợ của ngân hàng, Sổ phụ của ngân hàng….
- Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương….
- Bảng trích khấu hao tài sản cố định
- Thông báo lãi vay của tổ chức, cá nhân
- Hợp đồng bán tài sản, Biên bản thanh lý hợp đồng, Biên bản bàn giao tài sản….
*Tài khoản sử dụng.
Tại các doanh nghiệp dịch vụ, để ghi nhận chi phí kế toán thường sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của dịch vụ cung cấp trong kỳ.
* Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán được thể hiện tại Phụ lục 2.2
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành,...
- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên: bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,...của nhân viên bán hàng.
- Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu: Phản ánh các chi phí nhiên liệu, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, ....dùng cho bộ phận bán hàng.
- Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình cung cấp dịch vụ, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,....
- Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, như cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, kiểm nghiệm chất lượng,....
- Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành dịch vụ.
- Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho cung cấp dịch vụ như chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng, chi phí thuê tổ chức hội nghị khách hàng, hoa hồng cho đại lý,....
- Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên.
* Về phương pháp kế toán chi phí bán hàng được thể hiện tại Phụ lục 2.3.
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,....); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ,...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
- Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
- Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm,...vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,...(giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT).
- Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT).
- Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,....
- Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,....và các khoản phí, lệ phí khác.
- Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,...(không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
- Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,....
*Về phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện tại
Phụ lục 2.4.
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao
gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái....
* Về phương pháp kế toán chi phí tài chính được thể hiện tại Phụ lục 2.5
Tài khoản 811 – Chi phí khác
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
*Về phương pháp kế toán chi phí khác được thể hiện tại Phụ lục 2.6
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh
nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
*Về phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện tại Phụ lục 2.7
2.2.3.3. Kế toán kết quả kinh doanh.
Tại các doanh nghiệp dịch vụ, để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán thường sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước:
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh
tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.
- Tài khoản 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay:
Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
*Về phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh được thể hiện tại
Phụ lục 2.8.
2.2.3. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên Báo cáo tài chính.
Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC được thể hiện tại Phụ lục 2.9.
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể hiện trên mã số 01, thuyết minh VII.1
- Các khoản giảm trừ doanh thu được thể hiện trên mã số 02, thuyết minh VII.2 - Doanh thu hoạt động tài chính được thể hiện trên mã số 21, thuyết minh VII.4 - Thu nhập khác được thể hiện trên mã số 31, thuyết minh VII.6
- Giá vốn hàng bán được thể hiện trên mã số 11, thuyết minh VII.3 - Chi phí tài chính được thể hiện trên mã số 22, thuyết minh VII.5 - Chi phí bán hàng được thể hiện trên mã số 25, thuyết minh VII.5 - Chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên mã số 26, thuyết minh VII.5 - Chi phí khác được thể hiện trên mã số 32, thuyết minh VII.7
2.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ dưới góc độ kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp có chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn các nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc ra quyết định của nhà quản trị.