M
ột hôm đi ăn trưa, tôi tình cờ nghe được chuyện c a mấy chị trung niên bàn bên cạnh. Một chị bảo: “Nhà chị có hai cô em, tự dưng lại bỏ chồng, không con không cái. Bây giờ hai đ a ngoài 40 ở v i nhau, mở quán cà phê kinh doanh, thỉnh thoảng lại đi du lịch khắp nơi, ra điều vui vẻ lắm. Nhưng chị thì không hiểu nổi, chúng nó định c sống mãi thế à?! Đàn bà mà không chồng không con thế sao?! C vô lo mãi được à?!” Chị bạn cùng bàn bênh vực: “Ph nữ thời này thấy sống thế cũng tốt mà”, nhưng chị kia lại cao giọng: “Có thể chị lạc hậu nhưng chị không thể chấp nhận kiểu sống như thế! Ph nữ là phải sống cho chồng cho con!”
Chuyện chẳng liên quan đến mình nhưng nghe xong tôi nghẹn giọng, nh đến câu chuyện xôn xao về một khóa sinh viên cũ c a mình. Tôi dạy khóa ấy khi còn khá trẻ, khoảng cách tuổi tác không l n nên khá thân thiết v i các bạn sinh viên và ở trong group
facebook c a khóa đó cho t i giờ.
Ngày mồng 8 Tết, đi làm chợt nhìn thấy tin nhắn trên facebook: “G i các bạn Kxx FTU, mình nhận được thông tin bạn HTT (nick là CC) – Hình như học l p A11 hoặc A12 (mình không nh chính xác lắm) bị mất vì tai nạn giao thông. Bạn nào biết bạn T. xác nhận lại thông tin để mọi người đến chia buồn v i gia đình bạn ấy nhé. Nếu được chiều nay chúng ta về quê bạn viếng là tốt nhất.”
Tình thật, tôi không nh T. vì khóa ấy ra trường 15 năm rồi. Nhưng tôi dạy l p ấy nên khi nghe tin vẫn thấy buồn. Cổ nhân nói, thế gian quá rộng l n, tu cả ngàn năm m i có duyên ngồi cùng thuyền v i nhau một lần, nữa là đã t ng có duyên làm thầy trò, lại cùng là ph nữ nữa. Sang tuần vẫn không thấy các em thông báo gì về tình hình
đi viếng, tôi hỏi lại thì thấy các em bảo chuyện buồn quá, không muốn nhắc lại nữa.
Mãi sau m i có một em kể lại v i tôi. Hóa ra em T. không bị tai nạn giao thông mà tự t . Theo bạn sinh viên cũ ấy kể thì T. khá xinh, đã t ng là học sinh trường chuyên nổi tiếng hồi cấp 3, đoạt giải học sinh giỏi quốc gia trư c khi vào đại học, khi đi làm khá xông xáo, công việc cũng ổn. Em đã lập gia đình, chồng cũng cùng l a tuổi, nhưng hai vợ chồng mãi không có con mà không rõ lý do. Cả hai đã mất rất nhiều công chữa trị nhưng không có kết quả. Chồng em lại không có bản lĩnh để cưỡng lại s c ép c a dòng họ nên gia đình sinh l c đ c. T. chịu căng thẳng rất nhiều, công việc cũng bị ảnh hưởng. Cuối cùng cả hai quyết định chia tay. Tr trêu là sau khi ly hôn, T. phát hiện lần th tinh nhân tạo cuối cùng đã thành công, em có thai. Khi biết tin, chồng em đã quay lại và hai vợ chồng rất vui m ng chờ đợi ngày sinh con. Nhưng ông trời trêu ngươi, mang thai đến tháng th 7 thì em bị sảy. Trong lúc em đang suy s p thì chồng em lại bỏ đi, khiến em hoàn toàn mất tinh thần, thậm chí bỏ việc. Bạn bè cố gắng gần gũi, an i, hi vọng em sẽ dần bình tâm lại. Một nhóm bạn có doanh nghiệp riêng còn cùng nhau lên kế hoạch tạo công việc cho em để em đỡ buồn. Thời điểm ấy là giáp Tết, nên em nói là để sau khi nghỉ Tết sẽ quyết định. Ở quê đến mùng 4 Tết thì em nói v i bố mẹ là em lên Hà Nội đi du lịch cho khuây khỏa.
Nhưng em không lên Hà Nội mà lại đi lên thị xã lân cận thuê khách sạn ở. Ngày hôm sau, em để lại toàn bộ điện thoại, đồ đạc ở khách sạn rồi ra cây cầu gần đó nhảy xuống sông tự vẫn. Khi dân địa phương phát hiện được thì đã quá muộn, trên người em lại không có giấy tờ tùy thân nên địa phương đành tổ ch c mai táng ngay sau đó. Đến khi bố mẹ em gọi di động hỏi thăm, thấy nhân viên khách sạn cầm điện thoại, bảo là em đi đâu không rõ t mấy ngày nay rồi. Gia đình tá hỏa chạy lên thị xã tìm hỏi m i biết em đã được chôn cất bên những người xa lạ.
Không cần hỏi cũng biết, những bạn trẻ chưa lập gia đình hay chưa con cái thường rất sợ về quê ngày Tết vì đó là dịp bị tất cả họ hàng, xóm giềng hỏi thăm, tọc mạch chuyện chồng con c a mình. Vì vậy, nhiều bạn không may mắn hoặc chưa thích lập gia đình bây giờ
thường tránh về quê những dịp ấy. Có điều, T. không biết đi đâu, những mong ngày Tết về quê để b t cô đơn, song sự hẹp hòi, cổ h đến tàn nhẫn trong nếp nghĩ c a những người xung quanh đã đẩy em đến hành động kết liễu cuộc đời mình. Sự ra đi đột ngột c a một người trẻ, một người bạn tốt, x ng đáng được hưởng hạnh phúc đã làm tất cả khóa và cả tôi bàng hoàng, đau xót. Nhiều em trong nhóm đưa ra những lời kêu gọi, mong cả khóa hãy gắn kết v i nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn để không ai còn cảm thấy cô đơn đến m c phải chọn giải pháp tự ra đi nữa.
Quả thật, sau đó các bạn cùng khóa có nhiều hoạt động hơn, chia sẻ cùng nhau nhiều hơn cả trong đời sống và công việc. Nói cách khác, sự ra đi c a T. đã có tác động mạnh mẽ t i bạn bè. Chúng tôi cùng nhắc nhau không quên em, quên thông điệp mà em để lại. Nhưng nỗi buồn, sự thương cảm v i em vẫn đong đầy trong mỗi chúng tôi, khó lòng nguôi ngoai được.
Vì vậy, khi nghe người ph nữ bàn bên lên giọng “không thể chấp nhận kiểu sống như thế! Ph nữ là phải sống cho chồng cho con”, cổ tôi như nghẹn lại, mắt nhòa đi. Tôi nh đến T. lúc cô đơn, buồn khổ v i sự không may mắn c a mình. Tôi như nhìn thấy cảnh em cố lẩn tránh những lời hỏi thăm độc ác kiểu: “Thế chồng con thế nào? Phải cố lên ch . Ph nữ không có chồng con thì khó sống lắm” nhan nhản khắp nơi trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong mắt tôi hiện lên hình ảnh em một mình lẻ loi đ ng trên cây cầu nhìn xuống sông trong giá rét ngày đông, không biết đi đâu về đâu để có được sự bình an, cuối cùng phải chọn con đường làm bạn v i dòng sông lạnh buốt.
Nư c sông mùa đông x Bắc hẳn rất lạnh, nhưng có lẽ còn ấm áp hơn sự lạnh lùng vô tình c a xã hội, thậm chí c a người thân, đối v i em – một người ph nữ không có tội gì ngoài việc không may không được ông trời ban cho một đ a con!
Còn bạn? Đã bao giờ bạn hững hờ buông ra một lời hỏi thăm kiểu ấy mà không biết gì về hoàn cảnh c a người đối diện? Đã bao giờ bạn rao giảng “Ph nữ phải có chồng có con m i là ph nữ Á Đông đích thực?” Hãy tự nh v i lòng rằng, bằng hành động tưởng như
“chẳng có gì” ấy, rất có thể bạn đang góp phần đẩy một con người vô tội đến chỗ chết, hay ít ra cũng là vô cùng bất hạnh.