ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTIC

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH SINH HOẠT HỌC THUẬT NGÀNH NGHỀ (Trang 39 - 42)

Logistic là hoạt động phức tạp, có tính chất quốc tế

Logistics là một hoạt động phức tạp và yêu cầu đơn vị thực hiện phải có sự am hiểu sâu, bởi các lý do chính sau đây:

+ Phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý (liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế, vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa ra vào các nước…)

+ Phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật khác nhau của cá quốc gia nơi hàng hóa đi qua.

+ Logistic mang nặng tính quốc tế khi trở thành công cụ giúp lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia. Doanh nghiệp, cá nhân làm dịch vụ logistics thường xuyên phải tiếp xúc với các chủ thể ở nước ngoài (nhà cung cấp hàng hóa, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà máy, đơn vị vận chuyển nội địa của nước ngoài, hải quan nước ngoài…) để làm việc.

+ Nhiều rủi ro (an toàn con người, an toàn hàng hóa, pháp lý…)

+ Yêu cầu nguồn lực lớn (nhân lực, phương tiện vận tải, bến bãi, kho hàng, container…).

+ Phải luôn tính toán để tối ưu chi phí logistics xuống mức thấp nhất. Nếu không có kinh nghiệm, chi phí logistics sẽ trở thành gánh nặng “khủng khiếp” đối với người mua hàng.

Logistics đang ngày càng trở nên toàn diện hơn

Logistics hiểu đơn giản chính là một bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của dịch vụ “vận tải giao nhận”. Cùng với sự phát triển của thời gian, dịch vụ Logistics đang ngày càng trở nên toàn diện hơn.

Từ chỗ đơn thuần chỉ là các dịch vụ lẻ tẻ, rời rạc như giao hàng, đóng gói, thuê phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan… và thường chỉ chuyên chở đến cảng biển, biên giới giữa các nước, Logistics ngày nay đã trở thành một chuỗi dịch vụ trọn gói Door to Door (tức là giao hàng từ một địa chỉ cụ thể ở nước này đến tận địa chỉ cụ thể ở nước khác). Khách hàng chỉ cần “ngồi yên 1 chỗ” cũng có thể nhận được hàng hóa từ nước ngoài.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics có vai trò ngày càng quan trọng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics trở thành một chủ thể quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, phải được công nhận về mặt pháp lý cũng như chịu trách nhiệm và sự điều chỉnh của pháp luật. Người giao nhận và chuyên chở hàng hóa trong dịch vụ Logistics ngày nay phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ khi nhận hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, bảo quản hàng, phân phối hàng hóa, làm thủ tục hải quan, quản lý tiến độ giao nhận, đóng thuế… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.

Logistics có sự tham gia của nhiều bên, nhưng khách hàng có thể chỉ cần giao dịch với 1 bên duy nhất

Với bản chất phức tạp, dịch vụ Logistics thường đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều bên liên quan. Ví dụ như việc di chuyển qua biên giới (dù là con người hay hàng hóa) giữa các quốc gia là vấn đề khá phức tạp (bởi việc kiểm soát biên giới giữa các nước).

Cũng ít có một đơn vị Logistics nào có khả năng làm tất cả công việc từ A- Z một mình, mà hầu như sẽ đóng vai trò tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và đảm nhiệm 1 phần trong chuỗi dịch vụ Logistics, đồng thời làm trung gian kết nối các đối tác khác cùng thực hiện việc vận chuyển hàng hóa.

Tuy có sự tham gia của nhiều bên, nhưng khách hàng chỉ việc ký kết 1 hợp đồng vận tải duy nhất với 1 đơn vị. Các đơn vị này thường được biết đến dưới cái tên Forwarder (hay Freight Forwarder), tức là Đại lý giao nhận. Các công ty Forwarder này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận hàng cho tới nơi giao hàng dựa trên 1 vận tải đơn duy nhất, dù họ có thể không phải là người chuyên chở thực tế.

Logistics là dịch vụ vận tải đa phương thức

Trong Logistics, hàng hóa có thể được vận chuyển theo nhiều con đường khác nhau và bằng các phương tiện vận tải khác nhau. Có thể là vận tải đường bộ, đường không, đường biển, đường sắt. Tương ứng với mỗi loại hình vận chuyển sẽ là các phương tiện vận tải chuyên chở khác nhau như tàu thủy, xe đầu kéo, máy bay, tàu hỏa…

Tùy vào yêu cầu vận tải và nhu cầu của khách hàng mà các công ty cung cấp dịch vụ Logistics sẽ bố trí phương tiện phù hợp để chuyên chở. Ví dụ, nếu khách hàng yêu cầu thời gian vận tải phải nhanh chóng thì có thể lựa chọn đường hàng không. Nếu như hướng đến chi phí rẻ, tiết kiệm thì có thể lựa chọn đường biển hoặc đường bộ.

Trong một đơn hàng vận tải có thể có sự kết hợp của nhiều hình thức vận tải khác nhau. Ví dụ, một công ty Logistics tiếp nhận yêu cầu vận chuyển một số máy móc công nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh đến một địa chỉ tại thành phố Tokyo, nhưng cần chuyển trước qua Hải Phòng để hoàn tất đóng gói hàng hóa.

Logistics đang được ứng dụng công nghệ nhiều hơn

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội, trong đó có Logistics. Hiện nay, bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì các nước quốc gia cũng đang tích cực ứng dụng các công nghệ như E-Logistics, Green logisitics, E-Documents, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ

vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi…

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH SINH HOẠT HỌC THUẬT NGÀNH NGHỀ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w