Ma trận S.W.O.T (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản trị chiến lược toàn cầu của shopee (Trang 36 - 41)

5. Phân tích kết hợp – Hoạch định chiến lược

5.1. Ma trận S.W.O.T (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.

Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp, nhờ đó, giúp các nhà quản trị xây dựng được một chiến lược hiệu quả nhất.

5.1.1. Các bước tiến hành.

 Bước 1: Liệt kê các cơ hội chủ yếu (O) từ môi trường bên ngoài.

 Bước 2: Liệt kê các nguy cơ chủ yêu (T) từ môi trường bên ngoài.

 Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chính (S) của công ty.

 Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chính (W) của công ty.

 Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh và cơ hội thành chiến lược (SO).

 Bước 6: Kết hợp các điểm yếu và cơ họi thành chiến lược (WO).

 Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh và nguy cơ thành chiến lược (ST).

 Bước 8: Kết hợp các điểm yếu và nguy cơ thành chiến lược (WT).

5.1.2. Thực hiện.

 Các yếu tố chủ yếu:

 Cơ hội – O

O1: Sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khiến việc sử dụng các trang thương mại điện tử có xu hướng gia tăng.

O2: Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm gia tăngcác đối tượng khách hàng tham gia và hình thức phân phối online.

O3: Hệ thống kho vận, hạ tầng logistics tại Việt Nam đang trên đà phát triển, từ đó có thể giúp cho việc phát triển mở rộng quy mô của Shopee - Yêu cầu gia nhập ngành không cao.

T1: Tình trạng kinh tế khó khăn trong thời gian tới cũng ảnh hưởng không ít đến thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng.

T2: Do không tự sản xuất hàng hóa mà phải qua các nhà phân phối nên sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, rơi vào trạng thái bị động và có thể mất uy tín với khách hàng.

T3: Hạn chế đối tượng khách hàng do thu nhập,khả năng tiếp cận internet, thói quen mua hàng qua mạng của người tiêu dùng Việt Nam chưa cao.

T4: Thị trường TMĐT là một thị trường mới mẻ,và còn khá non trẻ tại Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc.

T5: Việc giao dịch có thể bị hạn chế bởi tốc độ đường truyền Internet.

 Điểm mạnh – S

S1: Sự đầu tư lớn mạnh về cả tài chính và công nghệ từ công ty mẹ SEA tạo nền tảng vững chắc cho Shopee phát triển trên thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

S2: Người mua và người bán có thể dễ dàng sử dụng Shopee và có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua Shopee.

S3: Các ngành hàng và mặt hàng đa dạng.

S4: Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất linh hoạt và nghiêm ngặt.

S5: Trang web được thiết kế bắt mắt, thông minh, được nghiên cứu để tạo mọi sự thuận tiện cho người sử dụng.

S6: Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển, giao hàng nhanh chóng với phí ship hàng rẻ (hoặc miễn phí).

S7: Chiếm thị phần lớn trong ngành thương mại điện tử hiện nay. Nhận được nhiều yêu cầu hợp tác của các đối tác thương hiệu lớn.

 Điểm yếu – W

W1: Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng của hàng hóa do không có khâu kiểm duyệt chất lượng đầu vào (đối với hàng hóa do các shop nhỏ lẻ cung cấp).

W2: Với quy mô hoạt động đa quốc gia, đẩy chi phí vận chuyển tăng cường.

W3: Chưa cập nhật được nhanh chóng số hàng tồn của người bán trong các chương trình khuyến mãi lớn nên còn xảy ra hiện tượng khi người bán hết hàng, Shopee chưa cập nhật khiến khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt hàng.

MA TRẬN S.W.O.T CỦA SHOPPE

Điểm mạnh - S Điểm yếu - W

S1: Sự đầu tư lớn mạnh về cả tài chính và công nghệ từ công ty mẹ SEA tạo nền tảng vững chắc cho Shopee phát triển trên thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

S2: Người mua và người bán có thể dễ dàng sử dụng Shopee và có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua Shopee. S3: Các ngành hàng và mặt hàng đa dạng. S4: Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất linh hoạt và nghiêm ngặt.

S5: Trang web được thiết kế bắt mắt, thông minh, được nghiên cứu để tạo mọi sự thuận tiện cho người sử dụng.

S6: Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển, giao hàng nhanh chóng với phí ship hàng rẻ (hoặc miễn phí).

W1: Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng của hàng hóa do không có khâu kiểm duyệt chất lượng đầu vào (đối với hàng hóa do các shop nhỏ lẻ cung cấp).

W2: Với quy mô hoạt động đa quốc gia, đẩy chi phí vận chuyển tăng cường.

W3: Chưa cập nhật được nhanh chóng số hàng tồn của người bán trong các chương trình khuyến mãi lớn nên còn xảy ra hiện tượng khi người bán hết hàng, Shopee chưa cập nhật khiến khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt hàng.

S7: Chiếm thị phần lớn trong ngành thương mại điện tử hiện nay. Nhận được nhiều yêu cầu hợp tác của các đối tác thương hiệu lớn.

Cơ hội - O Chiến lược SO Chiến lược WO

O1: Sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khiến việc sử dụng các trang thương mại điện tử có xu hướng gia tăng. O2: Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm gia tăng các đối tượng khách hàng tham gia và hình thức phân phối online. O3: Hệ thống kho vận, hạ tầng logistics tại Việt Nam đang trên đà phát triển, từ đó có thể giúp cho việc phát triển mở rộng quy mô của Shopee - Yêu cầu gia nhập ngành không cao. S1, S6, S8, S9 - O3 S2, S3, S4, S5, S7 - O1, O2 W2 – O1, O3 W1, W3 – O2

Thách thức - T Chiến lược ST Chiến lược WT

T1: Tình trạng kinh tế khó khăn trong thời gian tới cũng ảnh hưởng không ít đến thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng. T2: Do không tự sản xuất hàng hóa mà phải qua các nhà phân phối nên sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, rơi vào trạng thái bị động và có thể mất uy tín với khách hàng. T3: Hạn chế đối tượng khách hàng do thu nhập, khả năng tiếp cận internet, thói quen mua hàng qua mạng của người tiêu dùng

S1, S3, S6 – T1, T3 S2, S4, S5, S7 – T2, T4, T5

W1, W2 – T3, T4 W3 – T1, T2, T5

Việt Nam chưa cao. T4: Thị trường TMĐT là một thị trường mới mẻ,và còn khá non trẻ tại Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc.

T5: Việc giao dịch có thể bị hạn chế bởi tốc độ đường truyền Internet.

Phân tích các chiến lược kết hợp.

1. Chiến lược SO: Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

- S1, S6, S8, S9 - O3: Nhờ vào sự đầu tư lớn mạnh về tài chính và cả công nghệ từ công ty mẹ SEA từ đó mở rộng trang web trên các nền tảng, hệ thống kho vận, mở rộng về nhân sự, phát triển quy mô công ty. Giúp gia nhập ngành nhanh chống và thâm nhập thị trường các nước dễ dàng hơn.

- S2, S3, S4, S5, S7 - O1, O2: Với giao diện bắt mắt dễ nhìn cùng với những chính sách bảo vệ người tiêu dùng cũng như nhà bán hàng đã làm gia tăng người dùng, tạo nên sự bùng nổ về phân khúc hàng online.

2. Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

- W2 – O1, O3: Sự tiện lợi của việc mua hàng trên sàn thương mại điện tử kết hợp với hệ thống kho vận logistic đang phát triển giúp giảm thời gian mua và chi phí vận chuyển khi mua hàng.

- W1, W3 – O2: Nhờ vào hệ thống công nghệ thông tin phát triển mà Shoppe đã cập đơn hàng nhanh chống hơn, đồng thời cũng kiểm duyệt được chất lượng sản phẩm tốt hơn.

3. Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để ngăn chặn nguy cơ.

- S1, S3, S6 – T1, T3: Sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin, đa dạng các mặt hàng, chi phí vận chuyển thấp thời gian giao hàng được rút ngắn đã làm thay đổi thói quen mua sắm của một bộ phận khách hàng. Từ mua sắm truyền thống chuyển sang hình thức mua hàng online. Các mặt hàng luôn đảm bảo nhu cầu của các tầng lớp khách hàng.

- S2, S4, S5, S7 – T2, T4, T5: Cùng với chính sách bảo vệ người mua và người bán thì hiện nay hai bên đã dễ dàng trao đổi với nhau qua khung chat một cách linh hoạt. Hợp tác cùng với những thương hiệu lớn giúp cho nguồn cung của Shoppe tránh khỏi trạng thái bị động và thu hút người dùng.

- W1, W2 – T3, T4: Kiểm soát chất lượng, mở rộng quy mô hoạt động tại thị trường nội địa từng bước khẳng định vị thế của mình tại thị trường Việt Nam, - W3 – T1, T2, T5: Hệ thống được cải tạo và cập nhật liên tục ngày một tốt hơn

giúp cho quá trình lên đơn đến nhận đơn hàng được trơn tru và nhanh chống, kèm theo chính sách đổi trả giúp cho trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản trị chiến lược toàn cầu của shopee (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)