Trải nghiệm của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Trải nghiệm của khách hàng chính là một yếu tố mang tính trao đổi tập trung về sản phẩm dịch vụ giữa khách hàng và nhà sản xuất. Với mục tiêu tiếp thị, nhằm điều chỉnh các sản phẩm dịch vụ để biến khách hàng trở thành nhà đồng sản xuất, tối đa hóa sự tham gia của người tiêu dùng trong việc hiệu chỉnh các tính năng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của họ (Vargo và Lusch, 2004). Quan điểm này tập trung vào suy nghĩ, hành vi mua hoặc tiêu thụ của người tiêu dùng như một trạng thái chủ quan chủ yếu từ vô thức và ý thức kết hợp của nhiều ý nghĩa đặc trưng, sự thõa mãn, tiêu chí thẩm mỹ (Holbrook và Hirschman, 1982). Kể từ khi khái niệm về trải nghiệm của khách hàng trở nên rõ ràng hơn, rất nhiều đóng góp từ các nghiên cứu đã được áp dụng cho các nhà sản xuất và tiếp thị sản phẩm góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp (Addis và Holbrook, 2001; Caru và Cova, 2003; LaSalle và Britton, 2003; Miligan và Smith, 2002)

Theo nghiên cứu của Niva và Makela (2007), trải nghiệm người dùng là yếu tố đầu tiên có tính dự đoán cao nhất về sự chấp nhận thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại Phần Lan yếu tố bao gồm quan điểm tổng quan về chất lượng, độ hữu ích đã phát triển đến nay của thực phẩm chức năng. Biểu thị mức độ tin tưởng của người tiêu dùng đối với những lợi ích về sức khỏe mà thực phẩm chức năng đem lại, hầu hết đều mang tính cá nhân và chủ quan: tập trung vào trải nghiệm của từng người tiêu dùng.

H6: Trải nghiệm của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực lên sự chấp nhận của họ đối với thực phẩm chức năng. (+)

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)