Xét trên góc độ Tổng Công ty, công tác quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án dầu khí của PVEP đã đóng góp đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP thông qua việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao cũng như hoàn thành vượt mục tiêu Chính phủ giao (khai thác thêm 0,69/1,73 triệu tấn quy dầu trong năm 2017), góp phần to lớn vào mục tiêu đảm bảo tăng trưởng GDP và nguồn thu của NSNN. Bên cạnh đó, PVEP quyết liệt thực hiện các giải pháp tối ưu đầu tư - chi phí, kiên quyết cắt giảm đầu tư chưa thực sự cần thiết, giảm chi phí vận hành khai thác. PVEP cũng tích cực phối hợp cùng Tập đoàn và Chính phủ/Bộ ngành tìm giải pháp tháo gỡ các bất cập trong quản lý vốn đầu tư đối với các dự án dầu khí nói chung và các dự án dầu khí tại nước ngoài nói riêng. Kết quả thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư của PVEP so với mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2017-2019 được cụ thể hóa dưới đây.
Bảng 2.13: So sánh mục tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện giai đoạn 2017- 2019
T
T Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành 1 Vốn chủ sở hữu tỷ đồng - 70.70 4 - - 76.828 - - 71.582 - 2 Gia tăng trữ lượng tr.tấn quy dầu 1,0 1,0 100% 1,0 1,0 100% 1,80 1,82 101% 3 Sản lượng khai thác tr.tấn quy dầu 4,40 4,96 113% 3,90 4,23 109% 4,33 4,45 103% 4 Doanh thu tỷ đ 30.54 2 34.04 7 111% 25.77 4 37.49 9 146% 33.56 7 35.91 4 107% 5 Đầu tư các dự án tỷ đồng 7.173 4.543 63% 7.424 5.560 75% 9.716 3.838 39% (Nguồn: PVEP 2017-2019)
Từ dữ liệu trên ta thấy các chỉ tiêu gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác và tổng doanh thu đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2017- 2019. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu thay đổi qua các năm, tăng mạnh ở năm 2018 so với 2017 nhưng lại giảm trong năm 2019. Riêng chỉ tiêu đầu tư các dự án qua cả 3 năm trong giai đoạn 2017-2019 đều thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch, trong đó năm 2018 đạt kết quả ở mức độ cao nhất (đạt 75% so với kế hoạch), tiếp theo đó là năm 2017 (đạt 63% so với kế hoạch) và cuối cùng là năm 2019 (đạt 39% so với kế hoạch).
2.4.2. Điểm mạnh trong quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của PVEP
Bộ máy quản lý VĐT
PVEP đã thiết lập được mô hình dự án với việc phân quyền trách nhiệm từ Hội đồng Thành viên tới các đơn vị dự án. Hệ thống từ Hội đồng Thành viên tới Tổng giám đốc và phân quyền quản lý theo lĩnh vực chuyên môn sâu tới các Phó Tổng giám đốc phụ trách. Liên kết chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của tất cả các Ban chức năng trong xử lý công việc theo quy trình phối hợp. Có nhiều thuận lợi trong phối hợp triển khai/xử lý công việc giữa bộ máy, giữa Tổng công ty và các đơn vị/ các dự án do PVEP trực tiếp điều hành. Đồng thời, bộ máy quản lý cũng giúp tăng cường công tác hậu kiểm và giám sát quản lý đầu tư.
Lập kế hoạch VĐT
PVEP luôn chủ động rà soát và đặt ra mục tiêu tối ưu đầu tư tăng hơn so với kế hoạch đầu tư Tập đoàn giao, định hướng một cách cụ thể từ các căn cứ sau:
- Rà soát chất lượng tài sản dầu khí, thực hiện tái cơ cấu toàn bộ danh mục đầu tư theo nguyên tắc xuất phát từ tiềm lực tài chính để điều tiết danh mục đầu tư các dự án cho phù hợp, khả thi. Từ đó, thực hiện ưu tiên đầu tư/chuyển nhượng cổ phần, đề xuất các phương án đầu tư/triển khai phù hợp đối với các mỏ khai thác không hiệu quả, có giá thành cao trong điều kiện giá dầu vẫn duy trì thấp.
- Thực hiện đầu tư theo thứ tự ưu tiên: dự án khai thác có hiệu quả, xử lý các vấn đề tài chính cấp bách của TCT, thực hiện các cam kết quan trọng trên cơ sở có hiệu quả, các nhiệm vụ khác sau khi cân đối nguồn lực cho các nhiệm vụ trên.
PVEP đánh giá đầy đủ, khách quan, thận trọng trong công tác đầu tư và đồng thời đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, phê duyệt đầu tư của cấp thẩm quyền trước khi thực hiện các dư án đầu tư.
PVEP tập trung công tác đánh giá, chuyển nhượng dự án nhằm nâng cao chất lượng tài sản/danh mục đầu tư và phù hợp với tình hình giá dầu. Bên cạnh đó, PVEP tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển nhượng một phần quyền lợi tham gia của PVEP tại các dự án.
Triển khai kế hoạch VĐT
PVEP liên tục cập nhật các phương án cân đối vốn phù hợp với các kịch bản giá dầu và các phương án đầu tư, linh hoạt trong quản lý và sử dụng vốn đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn lực, cân đối dòng tiền của các dự án và dòng tiền tổng thể của TCT. PVEP đã thực hiện đồng thời các biện pháp như đàm phán giãn nợ, giảm lãi suất với các ngân hàng, sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi. Đồng thời, thu xếp và đảm bảo cân đối đủ vốn cho hoạt động đầu tư các dự án trong năm.
Quyết toán VĐT
PVEP đã tích cực kiện toàn, nâng cao chất lượng và trình độ chuyên nghiệp trong công tác quản lý các dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí, đảm bảo tiến độ, chất lượng triển khai dự án và tối ưu/tiết giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý và giảm giá thành sản phẩm.
PVEP quán triệt các nhà điều hành tối ưu chi phí vận hành khai thác thông qua các biện pháp cụ thể cho từng dự án.
PVEP đã thực hiện quyết liệt các giải pháp tối ưu đầu tư - chi phí, xem xét đánh giá kĩ lưỡng để tối ưu/giãn tiến độ các hạng mục công việc. PVEP cũng chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư so với phê duyệt của Tập đoàn để đảm bảo thận trọng về tài chính và khả năng thu xếp vốn. Ngoài ra trong suốt quá trình triển khai xem xét/phê duyệt kế hoạch góp vốn, PVEP đã quán triệt tới từng dự án tuân thủ đúng các định hướng chỉ đạo của PVN/PVEP.
Kiểm soát VĐT
Kiểm soát chặt chẽ chi phí, có các giải pháp đột phá nhằm tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động dòng tiền của dự án cũng như TCT trong bối cảnh hiện nay. Làm việc với nhà thầu giảm triệt để chi phí dịch vụ theo giá dầu, đặc biệt là giảm giá FPSO, O&M, giá thuê giàn khoan và các dịch vụ khoan, dịch vụ hỗ trợ, chi phí nhiên liệu và các dịch vụ thuê ngoài khác.
Quản lý chặt chẽ, thống nhất đến khả năng cân đối vốn, đảm bảo các thủ tục đầu tư đều được tuân thủ.
PVEP tích cực thực hiện, đẩy mạnh các công việc cần thiết/đáp ứng điều kiện triển khai về mặt kĩ thuật cũng như hiệu quả kinh tế/thủ tục pháp lý từ các hạng mục đầu tư để đưa vào khai thác/có doanh thu trong các năm tiếp theo.
Dòng tiền của PVEP được đảm bảo an toàn thanh khoản.
2.4.3. Hạn chế trong quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của PVEP
Bộ máy quản lý VĐT
PVEP không có chính sách nhân viên riêng cho từng loại hình dự án (điều hành, điều hành chung, tham gia góp vốn), hiện đang áp dụng chính sách nhân viên chung của Tổng công ty, nên hạn chế sự khuyến khích đối với nhân sự tham gia dự án trực tiếp điều hành.
Mỗi dự án đều yêu cầu ít nhất 01 cán bộ chuyên trách từ các Ban chức năng tham gia, và chịu trách nhiệm công việc của các cán bộ này là Trưởng/ Phó phòng và cấp tiếp theo là đại diện lãnh đạo Ban. Như vậy, có thể thấy, cán bộ chuyên trách sẽ làm việc theo cơ cấu ma trận, dẫn đến hiện tượng song trùng lãnh đạo. Thứ hai, là Trưởng/ Phó phòng và đại diện lãnh đạo Ban sẽ phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều cán bộ chuyên trách tương ứng với các dự án khác nhau. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải hoặc xử lý công việc không hiệu quả.
Lập kế hoạch VĐT
Các bất cập về cơ chế tài chính và hạch toán được PVEP phối hợp với PVN theo đuổi, thúc đẩy các cấp thẩm quyền xem xét nhưng vẫn chưa được giải quyết, từ đó dẫn đến một số rủi ro như: không có nguồn vốn phù hợp cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; không có cơ chế xử lý rủi ro khi các dự án không thành công dẫn đến nguy cơ mất cân đối tài chính, mất khả năng thanh toán, mất an toàn cho hoạt động của TCT.
Thực hiện thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc, việc chậm nhận được phê duyệt đề xuất đầu tư của cấp có thẩm quyền làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các DADK của PVEP, tiềm ẩn rủi ro pháp lý cho PVEP như vi phạm các quy định tại Thỏa thuận Điều hành Chung (JOA), Người điều hành/Đơn vị điều hành của PVEP nợ các nhà cung cấp dịch vụ do PVEP không thể góp vốn cho các dự án.
Triển khai kế hoạch VĐT
Thực hiện thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc, chưa có sự đồng bộ. Việc lập, trình duyệt các Báo cáo đầu tư kéo dài, phức tạp đã/đang là bất cập lớn cho
PVEP, đặc biệt không đáp ứng được tiến độ/yêu cầu triển khai của dự án dầu khí khiến PVEP phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn, không đạt mức sản lượng khai thác như dự kiến. Công tác đánh giá và thẩm định Báo cáo đầu tư còn kéo dài và nhiều Báo cáo phải đánh giá cập nhật lại từ những khâu đầu do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Một số dựa án của PVEP đang chờ phê duyệt Báo cáo đầu tư hiệu chỉnh, ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Công tác thu xếp vốn của PVEP cho các hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn, PVEP khó đi vay cho các dự án có giá thành cao hơn hoặc tiệm cận giá bán bình quân.
Quyết toán VĐT
Công tác báo cáo (Dự án<-> Tổng công ty và Dự án <-> Tập đoàn) còn có trùng lặp do một số quy định chưa đồng nhất giữa PSC, JOA và các quy định nội bộ. Khối lượng dự án nhiều trong tương quan đầu mối quản lý thu gọn đôi khi dẫn đến tình trạng quá tải công việc.
Hệ thống biểu mẫu và cấu trúc chỉ tiêu quản lý ngân sách/chi phí của các dự án hiện tại còn nhiều hạn chế như: không thống nhất về biểu mẫu, chỉ tiêu quản lý và mức độ chi tiết của các hạng mục giữa các dự án và nhóm dự án (thăm dò/phát triển/khai thác); không đồng nhất về cấu trúc các chỉ tiêu tại biểu mẫu CTCT&NS được duyệt, gọi vốn và báo cáo chi phí; chưa thống nhất cách hiểu đối với hạng mục ngân sách chính.
Kiểm soát VĐT
Hệ thống quy định pháp lý và cơ chế tài chính cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực E&P chưa phù hợp, chưa có nguồn vốn cho hoạt động TKTD, dẫn đến nguy cơ mất cân đối tài chính, mất khả năng thanh toán, mất an toàn cho hoạt động của tổng công ty. Đối với các dự án TKTD do tính rủi ro rất cao, PVEP không thể vay vốn cho các dự án này nên việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho hoạt động TKTD cần phải có cơ chế xử lý rủi ro ngay trong kỳ để đảm bảo bảo toàn vốn.