Thực trạng vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ (Trang 61 - 65)

dầu khí tại PVEP giai đoạn 2017-2019

Đầu tư

đã đạt được những kết qua đáng ghi nhận xét trên tổng thể giai đoạn 2017-2019; đã góp phần quan trọng vào gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác; đưa các ngành dịch vụ dầu khí và dịch vụ liên quan đồng hành cùng phát triển, đóng góp trực tiếp cũng như gián tiếp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bước đầu đưa ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam bước ra thế giới.

Đối với công tác đầu tư TDKT ra nước ngoài của PVEP trong giai đoạn vừa qua, mặc dù đã đạt được một số kết quả như: góp phần bổ sung vào Quỹ trữ lượng của PVEP (trữ lượng trong cân đối các dự án nước ngoài còn lại đến 31/12/2019 là 9.35 triệu tấn, chiếm 10% tổng trữ lượng còn lại của PVEP); PVEP đã có sản lượng khai thác và doanh thu các dự án nước ngoài từ năm 2006 và hiện đang khai thác tại 03 dự án (Lô PM 304 Malaysia, Lô 433a&416b và Lô 67 Peru). Tuy nhiên, một số dự án nước ngoài của PVEP có quy mô nhỏ, cập nhật tiềm năng dầu khí, hiệu quả/kì vọng đầu tư có xu hướng giảm, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh những năm gần đây. Một số dự án sau thời gian triển khai cho thấy chất lượng không cao, một số dự án mang tính an ninh chính trị phải dừng hoặc giãn tiến độ. Ngoài ra, do phải tuân thủ cả luật pháp Việt Nam và nước ngoài nên thủ tục đầu tư của các dự án phức tạp, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến vai trò của PVEP tại dự án. Hơn nữa, tiềm năng dầu khí ở nước ngoài cũng ngày càng cạn kiệt, mức độ cạnh tranh cao, chi phí lớn và nhiều khu vực có điều kiện chính trị xã hội không ổn định.

Về giá trị thực hiện đầu tư, trong giai đoạn 2017-2019, PVEP thực hiện đầu tư là 1278 triệu USD, cụ thể đầu tư thăm dò là 221 triệu USD, phát triển là 1052 triệu USD và đầu tư cơ sở hạ tầng là 4.81 triệu USD. Giá trị đầu tư đạt thấp hơn (73% so với kế hoạch) là do các nguyên nhân sau:

Một là, chậm tiến độ trong quá trình thực hiện.

Hai là, một số dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa có cơ sở thực hiện.

Ba là, thay đổi kế hoạch, không thực hiện.

Cơ chế nguồn vốn cho TKTD

Do tính chất các dự án TKTD là dự án rất rủi ro, do vậy, nguồn vốn cho các hoạt động TKTD hiện nay của PVEP đang sử dụng gồm các nguồn vốn sau: vốn chủ sở hữu (gồm vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển); quỹ TKTD của PVN; nguồn vốn vay PVN ủy thác thông qua PVFC/PVcomBank giai đoạn trước 2012; các đối tác khác gánh vón và chịu rủi ro. PVEP không thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng

để tài trợ cho các hoạt động TKTD do dự án có rủi ro rất cao, không đáp ứng được các quy định pháp luật về vay vốn. Như vậy, ngoài quỹ TKTD của PVN được dùng cho một số ít các dự án thăm dò có tính chất đặc biệt được phê duyệt như hiện nay thì PVEP không có nguồn vốn đặc thù nào để đầu tư các dự án thăm dò. Việc sử dụng nguồn vốn điều lệ để đầu tư cho hoạt động tìm kiếm thăm dò là rất rủi ro khi dự án không thành công vì PVEP phải bảo toàn và phát triển vốn. Trong khi đó, hàng năm PVEP vẫn phải thực hiện các hoạt động TKTD để đảm bảo mục tiêu gia tăng trữ lượng mà Chính phủ giao cho PVN/PVEP.

Tại thời điểm 31/12/2019, số dư chi phí TKTD của PVEP là 35246 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn có thể sử dụng cho các dự án TKTD (gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ TKTD PVN, vay ủy thác qua PVcomBank) là 21911 tỷ đồng. Như vậy, PVEP đang tạm sử dụng vốn điều lệ của PVEP cho các dự án TKTD là 13335 tỷ đồng.

Đối với quỹ đầu tư phát triển (ĐTPT) của PVEP, tại 31/12/2017 là 18377.1 tỷ đồng, thực tế đã sử dụng để đầu tư 35 dự án TKTD số tiền 15150 tỷ đồng, còn lại chưa sử dụng quỹ ĐTPT để đầu tư cho các dự án TKTD khoảng 60.5 triệu USD. Số dư quỹ ĐTPT của PVEP dự kiến còn lại chưa sử dụng tài thời điểm 31/12/2019 chỉ còn khoảng 100 triệu USD.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w