Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của PVEP
(Nguồn: PVEP website,2020) Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận gồm:
Hội đồng thành viên (gồm Chủ tịch HĐTV và các thành viên HĐTV): là lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Chủ tịch có trách nhiệm cùng với các thành viên quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm, đưa ra đường lối, chủ trương và xử lý các công việc theo quyền hạn, trách nhiệm của
mình…
Ban Tổng Giám đốc: nhận chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng thành viên và xử lý những quyết định trong lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước HĐTV. Các phó tổng giám đốc còn có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành quyết định của Tổng giám đốc và nhận phản hồi những thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ trình lên Tổng giám đốc để bàn phương hướng giải quyết…
Ban kiểm soát: thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán doanh nghiệp , báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, HĐTV, Ban Tổng Giám đốc…
Ban kiểm soát nội bộ: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng Thành viên và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý, thúc đẩy việc thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo TCT; phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của PVEP…
Ban Thăm dò: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động liên quan đến: công tác thăm dò dầu khí; công tác khoan; thẩm định và phê duyệt BC trữ lượng, các BC về công tác thi công khoan…
Ban Công nghệ mỏ: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý công tác khai thác mỏ và các hoạt động công nghệ mỏ; đánh giá, kiểm định mô hình địa chất mỏ và mô hình khai thác mỏ; thẩm định, xây dựng các báo cáo kế hoạch phát triển mỏ đại cương...
Ban Phát triển Khai thác: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý toàn bộ các hoạt động phát triển mỏ; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển khai thác dầu khí hằng năm, trung hạn và dài hạn; chủ trì thẩm định các báo cáo phát triển mỏ...
Ban Quản lý dự án: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý, giám sát thực hiện các dự án dầu
khí; quản lý, nghiên cứu đánh giá tổng hợp thị trường dầu khí, xây dựng chính sách thương mại, tiếp thị và bảo hiểm.
Ban Kế hoạch & Đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP trong việc xây dựng chính sách/quy định/quy trình trong công tác kế hoạch và quản lý đầu tư của Tồng Công ty; xây dựng chiến lược phát triển; kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, trung hạn, dài hạn; chủ trì lập và trình duyệt các báo cáo đầu tư, báo cáo gia hạn, chuyển giai đoạn/pha, báo cáo kết thúc dự án dầu khí...
Ban Tài chính & Kế toán: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc xử lý các công việc tài chính-kế toán bao gồm: quản lý tài sản/nguồn vốn/các quỹ tài chính của PVEP; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc áp dụng chính sách tài chính, quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động tài chính và đầu tư tài chính của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên; tổ chức công tác kế toán; lập báo cáo tài chính của Công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của PVEP...
Ban Công nghệ, An toàn, Sức khỏe & Môi trường: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP trong việc xây dựng chính sách/quy định/quy trình trong công tác khoa học công nghệ của Tổng Công ty, công tác an toàn sức khỏe môi trường của các dự án dầu khí...
Ban Pháp chế & Tuân thủ: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp/đổi mới doanh nghiệp và dự án dầu khí; đầu mối giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư của PVEP...
Ban Quản trị Nguồn nhân lực: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: tổ chức bộ máy, đổi mới, tái cấu trúc, cơ chế quản lý, điều hành của PVEP; quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương và chế độ chính sách, thi đua, khen thưởng, đào tạo, bảo hiểm xã hội…
Văn phòng: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong: công tác văn thư - lưu trữ của Tổng Công ty; công tác thư ký, tổng hợp giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty; triển khai công tác hành chính, quản trị, an sinh xã hội, đối ngoại, truyền thông, sự kiện; quản lý, vận hành hạ tầng
công nghệ thông tin và phát triển các ứng dụng, hệ thống dữ liệu kỹ thuật/phi kỹ thuật, hệ thống báo cáo quản trị doanh nghiệp của Tổng Công ty…
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP giai đoạn 2017-2019
2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVEP giai đoạn 2017-2019 về sản lượng:
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác giai đoạn 2017-2019
STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1 Sản lượng dầu vàcondensate 3,87 triệu tấn 3,17 triệu tấn 3,13 triệu tấn 2 Sản lượng khai thác khí 1,09 tỷ m3 1,060 tỷ m3 1,32 tỷ m3 3 Tổng sản lượng khaithác quy dầu 4,96 triệu tấn 4,23 triệu tấn 4,45 triệu tấn
Với sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2017 là 4.96 triệu tấn quy dầu đạt 113% kế hoạch PVN giao gia tăng 0.69 triệu tấn quy dầu so với chỉ tiêu Chính phủ giao, góp phần tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách nhà Nước. Ngày 28/11/2018, PVEP đã hoàn thành kế hoạch khai thác năm, về đích trước kế hoạch khai thác dầu/condensate 32 ngày và hoàn thành kế hoạch khai thác khí sớm 15 ngày và năm 2019, PVEP đã đạt được những kết quả cụ thể sau:Gia tăng trữ lượng đạt 1,82 triệu tấn quy dầu từ giếng: TGT-31P Lô 16-1 (0,03 triệu tấn); CT-6X Lô 09-3/12 (1,19 triệu tấn); LDT-1X Lô 15-1/05 (0,38 triệu tấn); Saffron-1/1ST1 Lô PM3CAA (0,23 triệu tấn).
Sản lượng khai thác đạt 4,45 triệu tấn quy dầu (toàn đề án: 9,54 triệu tấn quy dầu), đạt 103% kế hoạch năm, trong đó:
Dầu: 3,13 triệu tấn (toàn đề án: 6,71 triệu tấn), đạt 103% kế hoạch năm; Khí: 1.320 triệu m3 (toàn đề án: 2.829 triệu m3), đạt 103% kế hoạch năm. Tổng doanh thu ước tính là 35.914 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế trước phân bổ chi phí ước tính là 12.303 tỷ đồng đạt 170% kế hoạch năm; Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ chi phí ước tính 6.345 tỷ đồng đạt 154% kế hoạch năm; Nộp ngân sách Nhà nước là 10.527 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch năm; Giá trị thực hiện đầu tư (Capex) năm 2019 ước khoảng 166,54 triệu
USD (tương đương 3.830 tỷ đồng), đạt 39% kế hoạch năm.
2.1.4.1 Các chỉ tiêu về doanh thu lợi nhuận của PVEP giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu SXKD PVEP giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1 Sản lượng khai thác quy dầu (triệu tấn) 4.76 4.25 4.47 2 Doanh thu 34.047 37.499 35.914 3 Tổng tài sản 133.511 122.746 114.292 4 Vốn chủ sở hữu 70.510 71.044 71.590 5 Vốn điều lệ 59.700 59.700 59.700
6 Chi phí lãi vay 1.497 1.273 816
7 Lợi nhuận trước thuế 8.178 12.589 6.345 8 Lợi nhuận sau thuế 3.515 6.318 10.527
9 Nộp lợi nhuận cho PVN - - -
10 Nộp NSNN 8.627 10.521 12.303 11 Thuế TNDB hiện hành 5.911 8.084 7.928
(Nguồn: PVEP, 2017-2019)
Cùng với việc về đích sớm chỉ tiêu sản lượng khai thác và sự phụ hồi của giá dầu vào năm 2017 (trung bình năm là 55.5 USD/thùng), PVEP đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính được giao. Tổng doanh thu ước tính 34.047 tỷ VNĐ đạt 111% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 8.627 tỷ VNĐ đạt 123% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính 8.178 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ chi phí ước tính 3.515 tỷ đồng. Ước tính tại thời điểm 31/12/2017 tổng tài sản của PVEP là 135.001 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 70.704 tỷ đồng.
Năm 2018 giá dầu phụ hồi ( trung bình 73.79 USD/thùng), các chỉ tiêu tài chính của PVEP được thực hiện vượt mức vượt năm 2017, tổng doanh thu ước tính 37.499 tỷ VNĐ đạt 146% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 10.521 tỷ VNĐ đạt 164% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính 12.589 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ chi phí ước tính 6.318 tỷ đồng.
Năm 2019 với giá dầu trung bình ở mức 67,28 USD/thùng, PVEP đã hoàn thành kế hoạch tổng doanh thu ước tính 35.914 tỷ VNĐ đạt 107% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 12.303 tỷ VNĐ. Lợi nhuận trước thuế ước tính 6.345 tỷ
đồng. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ chi phí ước tính 10.527 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Tóm tắt các chỉ tiêu kinh tế tài chính của PVEP năm 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết PVEP, 2017-2019)
Kết quả hoạt động kinh doanh của PVEP giai đoạn 2017-2019 theo từng lĩnh vực như sau:
Tìm kiếm thăm dò
Tìm kiếm - thăm dò (TKTD) dầu khí là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của PVEP, nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí, bổ sung và bù đắp cho sản lượng khai thác hàng năm. Giai đoạn 2017-2019, công tác TKTD đã và đang tích cực triển khai và đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: thu nổ 1030 km địa chấn 2D, 416 km2 địa chấn 3D, khoan 12 giếng thăm dò thẩm lượng (TDTL), gia tăng trữ lượng đạt 3.1 triệu tấn quy dầu từ khoan TDTL. Trong giai đoạn này có 02 phát hiện dầu khí mới, góp phần quan trọng đảm bảo quỹ trữ lượng, bù đắp sản lượng đã khai thác. Số liệu cụ thể sẽ được thống kê trong bảng Kế hoạch và thực hiện khối lượng
TKTD giai đoạn 2017-2019 dưới đây:
Bảng 2.4: Kế hoạch và thực hiện khối lượng TKTD giai đoạn 2017-2019
Stt Chi tiết 2017 2018 2019
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
1 2D( km) 1000 1030 0 0 0 0 2 2D( km) 800 416 2.900 0 3.200 0 3 Khoan TDTL 7 6 4 2 6 4 4 GTTL (tr. tấn quy dầu) 1 1 1 0.3 1.8 1.8 (Nguồn: PVEP, 2017-2019) Khai thác - phát triển mỏ
Đến năm 2019, PVEP đã đưa thêm 44 mỏ/ dự án vào khai thác (35 mỏ dầu và 9 mỏ khí) trong đó đưa thêm 4 dự án nước ngoài (Lô SK 305, Lô Junin 2, Lô 67 Peru, Lô 433a&416b).
Bảng 2.5: Số lượng mỏ/ Dự án đưa vào khai thác giai đoạn 2017-2019
2017 2018 2019
Số lượng mỏ 1 1 0
Số lượng dự án 0 0 1
(Nguồn: PVEP, 2017-2019)
Đặc biệt, giai đoạn 2017-2019, do giá dầu giảm sâu nên phải tiết giảm đầu tư cho hoạt động thăm dò - khai thác và các phát hiện mới ở giai đoạn này hoặc trước đó đều thuộc mỏ nhỏ, cận biên không đủ đưa vào phát triển nên giai đoạn này chỉ đưa được đưa 3 mỏ/ dự án vào khai thác với quy mô nhỏ, đóng góp SLKT không đáng kể so với tốc độ suy giảm của các mỏ chủ đạo đã bước vào giai đoạn suy giảm. Tính đến 31/12/2019. PVEP đang trực tiếp hoặc tham gia vận hành khai thác an toàn ở 16 dự án, trong đó có 3 dự án ở nước ngoài.
Bảng 2.6: Số lượng giếng khoan phát triển giai đoạn 2017-2019
Stt Chi tiết 2017 2018 2019
1 Nước ngoài 2 3 4
2 Trong nước 11 20 15
2.2. Thực trạng vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí giai đoạn 2017-2019
2.2.1. Tổng quan về các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí có sự tham gia góp vốn của PVEP giai đoạn 2017-2019
Trong giai đoạn 2017 đến 2019, công tác đầu tư của PVEP đã có bước tiến vượt bậc về cơ cấu đầu tư và quy mô đầu tư số lượng và danh mục số lượng dự án dầu khí.
Tại thời điểm tháng 12/2017, PVEP đang triển khai 52 dự án dầu khí ở trong và ngoài nước (tăng 48,5% so với 35 dự án dầu khí tại thời điểm thành lập, tháng 5/2017). Cơ cấu dự án hiện có của PVEP như sau:
Theo giai đoạn của dự án: số lượng dự án tìm kiếm thăm dò là 26 dự án (chiếm 50%); dự án phát triển khai thác là 26 dự án chiếm 50%.
Theo vai trò tham gia của PVEP trong các hợp đồng dầu khí: 16 dự án điều hành (chiếm 30,8%); 10 dự án điều hành chung (chiếm 19,2%) và dự án tham gia góp vốn là 26 dự án (50%).
Theo tỷ lệ tham gia: Tỷ lệ các dự án mà PVEP tham gia trên 50% là 22 dự án (chiếm 42,3%); số dự án có tỷ lệ tham gia của PVEP từ 30%-50% là 09 dự án chiếm 17,3% và số dự án có tỷ lệ tham gia của PVEP dưới 30% là 21 dự án (chiếm 40,3%).
Theo loại hợp đồng: đa số các dự án của PVEP là hợp đồng PSC: 47 dự án, chiếm 90,3%. Các loại hợp đồng khác (tô nhượng, thuế, dịch vụ…) chỉ chiếm 9,7%).
(Chi tiết danh mục dự án trong Phụ lục số 1 đính kèm).
Bảng 2.7: Phân loại các dự án dầu khí của PVEP giai đoạn 2017-2019
Phân loại Số lượng Tỉ lệ (%)
Theo giai đoạn của dự án Dự án TKTD 26 50
Dự án PTKT 26 50
Theo vai trò tham gia của PVEP
Vai trò điều hành 16 30,8
Vai trò điều hành chung 10 19,2
Vai trò góp vốn 26 50
Theo tỷ lệ tham gia
Tỉ lệ PVEP tham gia trên 50% 22 42,3 Tỉ lệ PVEP tham gia từ 30%-
50% 9 17,3
Tỉ lệ PVEP tham gia dưới 30%
Theo loại hợp đồng Hợp đồng PSCHợp đồng khác 475 90,39,7
(Nguồn: PVEP, 2017-2019)
Đến năm 2019, PVEP thực hiện ký mới 01 HĐDK Lô 15-2/17 (ký ngày 08/11/2019) và Dự án đã được Bộ Công thương cấp GCNĐKĐT vào ngày 29/11/2019. Đồng thời, PVEP tập trung triển khai công tác đánh giá, chuyển nhượng dự án theo định hướng Đề án Cơ cấu lại tổng thể PVEP nhằm nâng cao chất lượng tài sản/danh mục đầu tư và phù hợp với tình hình giá dầu, cụ thể ký Thỏa thuận chuyển nhượng 40% QLTG và quyền điều hành của PVEP cho VSP tại Lô 09-2/09 vào ngày 17/5/2019; ký Thỏa thuận chuyển nhượng 30% QLTG của PVEP cho Zarubezhneft tại Lô 09-2/09 vào ngày 22/5/2019; PVEP và SK Innovation đã ký Thỏa thuận chuyển nhượng (FOA) Lô 16-2 ngày 24/10/2019. Hiện PVN đang chuẩn bị trình các cấp thẩm quyền phê duyệt chuyển nhượng và cấp GCNĐT điều chỉnh cho các Lô 16-2 và 09-2/09.
Bên cạnh đó, PVEP tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển nhượng một phần quyền lợi tham gia của PVEP tại các dự án dầu khí trong nước (Lô 01/10&02/10, Lô 09-2/10, Lô 102/10&106/10, Lô 103 & 107). Tổ chức cho các đối tác đọc tài liệu Lô 16-1, 15-2/01, PM3 CAA. Chuẩn bị triển khai công tác chuyển nhượng dự án nước ngoài (Lô PM304 – Malaysia và Lô 39, 67 - Peru).