Đặc điểm thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu 45972 (Trang 25 - 29)

4.1. Về phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm rất rộng lớn, bao gồm hầu hết các vấn đề liên quan đến vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm như: quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm,…

Chính vì phạm vi điều chỉnh rộng như vậy nên có rất nhiều văn bản từ luật cho đến Bộ luật, thông tư, nghị định điều chỉnh xoay quanh vấn đề này.

Pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện hành động hoặc không hành động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ khâu sản xuất đến mua bán trao

đổi tiêu dùng thực phẩm. Do đó có thể thấy pháp luật này điều chỉnh những quan hệ hết sức gần gũi, quen thuộc, thường xuyên và liên tục vì ăn uống là nhu cầu cơ bản và thiết yếu hàng ngày của mỗi người dân.

4.2. Về hệ thống pháp luật điều chỉnh

Pháp luật điều chỉnh quan hệ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng rất rộng lớn và đa dạng. Từ sau khi Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 được ban hành và đưa vào thực hiện cho đến nay đã có thêm nhiều văn bản pháp luật, thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành. Có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm đã được ban hành đủ, kịp thời và bao trùm các lĩnh vực của thực phẩm. Chúng ta đã ban hành: Luật An toàn thực phẩm, các nghị định, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành luật, ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương cùng các chỉ thị nghị quyết về việc thi hành pháp luật an toàn thực phẩm. Các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

4.3. Về các chủ thể thực hiện

4.3.1. Đối với chủ thể là cơ quan nhà nước

Loại chủ thể này khác với hai chủ thể còn lại ở chỗ đây là chủ thể chuyên ban hành các mệnh lệnh hoặc quyết định hành chính trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, bản thân chủ thể này cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Trong một quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể, chủ thể này vừa có quyền và nghĩa vụ theo quy định của văn bản pháp luật điều chỉnh. Thông thường thì chủ thể này chính là đại diện của nhà nước, nhân danh nhà nước sử dụng pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm để giải quyết những tranh chấp, vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

của pháp luật.

Loại chủ thể này nếu hoạt động tốt, chấp hành và thực hiện triệt để quy định của pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ không bị bỏ sót sai phạm, những vi phạm về pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời có sức mạnh răn đen lớn đối với hai chủ thể còn lại của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đây là chủ thể thường xuyên tham gia vào quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của chủ thể này trên thực tế còn chưa cao do nhiều nguyên nhân. Trong đó không thể tránh khỏi nguyên nhân nội tại, xuất phát từ năng lực quản lý yêu kém của đội ngũ những cá nhân có chức vụ có thẩm quyền được nhà nước giao phó thông qua những chức vụ, vị trí nhất định. Đây cũng chính là chủ thể cần triệt để đổi mới để công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện tốt trong bối cảnh hiện nay khi mà người sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung ý thức còn quá thấp, vi phạm pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm rất nhiều.

4.3.2. Đối với chủ thể là tổ chức

Đây cũng là một chủ thể pháp luật của quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, loại chủ thể này là chủ thể tham gia không thường xuyên, liên tục như đối với chủ thể là cá nhân. Đặc biệt chủ thể này tham gia với tính chất chuyên biệt (không phải chủ thể nào là tổ chức cũng tham gia quan hệ pháp luật này). Loại chủ thể này tham gia vào vào quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm với tư cách là một pháp nhân, chịu trách nhiệm pháp lý thông qua người đại diện. Việc tuân thủ và chấp hành pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chủ thể này được thể hiện thông qua việc tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ví dụ: một công ty chuyên chế biến lương thực và thực phẩm thì công ty đó phải được pháp luật công nhận là hợp pháp thông qua các điều kiện về

đăng ký kinh doanh: vốn, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm,…đồng thời trong quá trình hoạt động sản xuất của mình, công ty đó phải luôn đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật nói chung cũng như các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng. Đối với chủ thể này, cần đặc biệt chú ý vì những hành vi pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung. Nếu chủ thể này mà chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đặc biệt là pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ có lượng lương thực, thực phẩm an toàn qua khâu chế biến đến tay người tiêu dùng.

4.3.3. Đối với chủ thể là cá nhân

Do nhiều nguyên nhân, xuất phát từ phía cơ quan quản lý, từ phía người sản xuất và bán hàng, từ bản thân người tiêu dùng,…ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và nhận thức về pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao nên về phía chủ thể là cá nhân, cụ thể ở đây là người sản xuất và người kinh doanh còn làm bừa, làm ẩu, ngang nhiên vi phạm pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm khi vẫn sản xuất và kinh doanh những thực phẩm không an toàn, tồn dư lượng lớn hóa chất độc hại. Một mặt họ biết đến những quy định của luật an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên vẫn bất chấp bỏ qua. Mặt khác bản thân họ không nhận thức đước sản xuất và tiêu dùng là một vòng tròn khép kín và có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

Về phía người tiêu dùng dù biết thực phẩm hiện nay có rất nhiều mối nguy hiểm nhưng họ phải chấp nhận và cố gắng làm giảm nguy cơ đến từ thực phẩm không an toàn bằng hiểu biết của mình trong phạm vi điều kiện kinh tế cho phép. Phần lớn họ đã ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và mối nguy hại do thực phẩm nhiễm hóa chất gây lên. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, khi mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đành bó tay, chấp nhận chung sống với nguồn thực phẩm ô nhiễm thì bản thân số đông người

tiêu dùng cũng không còn lựa chọn nào khá hơn.

Như vậy có thể thấy, về phía cá nhân việc thực hiện pháp luật an toàn vệ

Một phần của tài liệu 45972 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)