Yếu tố ý thức pháp luật và đạo đức của các chủ thể tham giam quan

Một phần của tài liệu 45972 (Trang 33)

5. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực

5.3. Yếu tố ý thức pháp luật và đạo đức của các chủ thể tham giam quan

quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Sự tồn tại dai dẳng của văn hóa pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định tới việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Một

số người có quan niệm sai lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ trừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi pháp luật . Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó có thể dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.

Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn còn tồn tại tình trạng không tuân thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà còn có tác động không nhỏ tới xã hội cộng đồng.

Ý thức, niềm tin đối với pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm của mỗi công dân có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi lẽ nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, không có niềm tin vững chắc vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật… thì việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm cũng không thể tốt và chặt chẽ được.

Chủ thể của quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền, là người sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Một quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ra sao là do ý thức và hành động của các chủ thể của quan hệ pháp luật đó xác lập nên. Nếu các chủ thể có hiểu biết pháp luật sâu rộng, ý thức chấp hành pháp luật tốt, thì quan hệ pháp luật đó sẽ ít xảy ra xung đột tranh chấp và ngược lại. Đồng thời trong quá trình sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm, người sản xuất và kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng mới có cơ hội sử dụng sản phẩm thực phẩm sạch và an toàn. Tuy nhiên thực tế những năm qua và nhất là gần đây cho thấy, ý thức pháp luật, đạo đức của người sản xuất và kinh doanh mua bán thực phẩm còn rất thấp kém. Họ bất chấp tất cả, sự răn đe của pháp luật, các chế tài, sức khỏe thậm

chí là tính mạng của người tiêu dùng, thể chất của thế hệ tương lai. Vì lợi nhuận họ có thể “đầu độc” nhân loại, khuất mắt bỏ qua mọi ranh giới an toàn chỉ để thu về lợi nhuận kinh tế cho chính mình.

5.4. Yếu tố hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

Trong bối cảnh hiện nay khi mà ý thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của người sản xuất, kinh doanh và mua bán thực phẩm còn quá thấp kém. Họ bất chấp tất cả để thu về lợi nhuận thì càng cần đến nỗ lực và sự hoạt động hết mình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi thẩm quyền của mình cần áp dụng nhanh chóng và triệt để các quy định, chế tài pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm vào việc quản lý và xử lý những hành vi sai phạm, vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh cưỡng chế đối với những chủ thể pháp luật có liên quan khi mà họ chưa tự ý thức, tự giác chấp hành pháp luật.

5.5. Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Đây là một yếu tố mới nhưng hết sức cần thiết cho bất cứ một hoạt động nào. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các mặt hàng tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, tràn ngập khắp thị trường với các chiêu trò làm hàng giả, mẫu mã đẹp, bắt mắt không thua kém gì hàng thật. Nếu không có yếu tố kỹ thuật, công nghệ, không có máy móc trang thiết bị hiện đại để kiểm nghiệm, đo đạc thì khó có thể phát hiện ra được các hành vi sai phạm hoặc làm hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng hoặc thực phẩm tồn dư hóa chất.

5.6. Yếu tố tài chính, kinh phí thực hiện

Đây là yếu tố hàng đầu tác động đến và quyết định hiệu quả của công tác thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn công tác này thực hiện

tốt trong thực tế thì phải có nguồn kinh phí thực hiện, phải có tài chính và cơ sở vật chất đầy đủ hỗ trợ cho mọi công đoạn quản lý. Từ khâu ban hành pháp luật đến triển khai pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm vào đời sống, hay hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm hay xử lý các vi phạm. Nếu không có nguồn kinh phí để thực hiện thì không một hoạt động nào có thể vận hành tốt được

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

2.1. Tình hình thi hành pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội địa bàn Hà Nội

2.2.1.Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn hà nội

Ngày 9/5/2016, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu ký ban hành Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố là trách nhiệm của liên Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Nội vụ, Khoa học Công nghệ, Thông tin truyền thông, Văn hóa thể thao, Du lịch, Giáo dục Đào tạo, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, các Ban, nghành, đoàn thể… với công an Thành phố.

Đặc biệt đã quy định rõ ràng trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện. Cụ thể như sau:

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương. Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo Điều 52 và Điều 53 Luật An toàn thực phẩm. Xác minh, xử lý thông tin phản ánh về mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp.

2. Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm theo Điều 65 Luật An toàn thực phẩm; Khoản 6, Điều 23 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Chương IV Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở theo phân cấp cho quận, huyện, thị xã, theo các văn bản hiện

hành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc Bộ Công Thương quản lý, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện quản lý, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp; ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; những doanh nghiệp sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động trở xuống.

4. Đối với cơ sở thực phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện quản lý, cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thực phẩm có giấy đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp; cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (hoặc Phòng y tế nếu được ủy quyền) cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp. Ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bệnh viện tuyến huyện, cụm công nghiệp trên địa bàn quản lý; các bếp ăn tập thể của các cơ quan tổ chức khác có quy mô từ 50 suất đến dưới 200 suất ăn/một lần phục vụ.

ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

6. Thực hiện hoặc phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, dự án, đề án về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

7. Chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định hiện hành.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn

1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương theo Điều 65 Luật an toàn thực phẩm; Khoản 7, Điều 23 Nghị định 38/2012/NĐ-CP Xác minh và xử lý thông tin phản ánh về mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, ký cam kết về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân Thành phố đối với:

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc Bộ Công Thương và Bộ Y tế quản lý không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ; kinh doanh thức ăn đường phố.

- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp và cơ sở không có giấy đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng

nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại xã, phường, thị trấn.

3. Thực hiện hoặc phối hợp tổ chức triển khai các chương trình, dự án, đề án về an toàn thực phẩm được giao trên địa bàn.

4. Chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định hiện hành.

Về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Đối với các cơ sở ở trung tâm thương mại, siêu thị: vừa sơ chế, chế biến phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chỗ (các loại bánh từ bột, sơ chế đóng gói thịt, cá, rau củ quả, nông thủy sản), vừa kinh doanh thực phẩm hỗn hợp, dịch vụ ăn uống tại chỗ giao Sở Công thương chủ trì tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận; Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Đối với các khách sạn, nhà hàng có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống kèm sơ chế, chế biến các sản phẩm thuộc Bộ Công thương hoặc Bộ NN&PTNT quản lý để phục vụ tại chỗ, giao Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) chủ trì cấp Giấy chứng nhận nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do TP hoặc Trung ương cấp.

Khi tổ chức thẩm định cơ sở để cấp Giấy chứng nhận hoặc khi thanh tra kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hỗn hợp, đơn vị chủ trì và đơn vị liên quan thực hiện phối hợp theo Điều 5 Thông tư số 13/2014/TTLY- BYT- BNNPTNT-BCT.

Biên bản thẩm định cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sử dụng mẫu biên bản của đơn vị chủ trì và có tham chiếu với biên bản đánh giá của các đơn vị liên quan đúng quy định pháp luật.

Về ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm:

ký kinh doanh thực phẩm nhưng thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công thương và UBND TP. Sở Y tế là cơ quan đầu mối Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 5/5/2010 của UBND TP.

2.1.2. Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm

Rủi ro trong quá trình sử dụng thực phẩm là rất khó tránh, ngay cả các nước phát triển có hệ thống quản lý, giám sát, hệ thống pháp luật đồng bộ, đời sống người dân cao nhưng các sự cố liên quan an toàn thực phẩm vẫn xảy ra. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của chúng ta chủ yếu nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ nên việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng còn hạn chế. Trong dân gian còn tồn tại nhiều tập quán sử dụng thực phẩm không bảo đảm như ăn tiết canh, gỏi cá…; một bộ phận người dân kinh tế thấp nên không có điều kiện mua và sử dụng thực phẩm chất lượng cao, phải dùng sản phẩm trôi nổi…Bên cạnh nguyên nhân khách quan nói trên, còn nguyên nhân chủ quan là kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta còn thấp; lực lượng cán bộ thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn. Cùng lúc, cơ chế thị trường bộc lộ nhiều tiêu cực, vì lợi nhuận bất chấp chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng; ý thức người tham gia sản xuất chưa cao, chưa tuân thủ các quy trình công nghệ, khuyến cáo của nhà cung cấp về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng lúc, đa số các vùng trồng rau không được kiểm soát dư lượng kim loại nặng trong đất, nước tưới.Bên cạnh đó, rau quả hiện nay chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ truyền thống và các cửa hàng nhỏ lẻ, không có nhãn mác, khó truy thu nguồn gốc và gắn tách nhiệm của người sản xuất, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển

và phân phối rau quả, chưa có hệ thống sơ chế, đóng gói và vận chuyển đúng tiêu chuẩn…

Mất an toàn thực phẩm ở khâu sản xuất

Các loại rau, quả hiện nay chủ yếu là được gieo trồng trên đất và dùng nước tưới của ao hồ, sông tự nhiên. Trong quá trình sản xuất trồng trọt, cây rau thực phẩm có hàng trăm loại sâu bệnh phá hại và hàng tuần, hàng vụ,

Một phần của tài liệu 45972 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)