Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên

Một phần của tài liệu 45972 (Trang 45 - 49)

5. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực

2.1.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên

trên địa bàn Hà Nội

Thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Trong nhóm này có hai nhóm đối tượng đó là: tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng và tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Đối với nhóm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng. Cũng tương tự như đối người sản xuất kinh doanh thực phẩm họ cũng bị yếu tố lợi nhuận chi phối. Tuy nhiên, với các công ty, xí nghiệp do quy mô sản xuất, kinh doanh lớn hơn, lợi ích kinh tế tạo ra cũng mang giá trị lớn hơn rất nhiều. Do đó các cơ quan quản lý nhà nước cũng chặt tay hơn trong việc giám sát và kiểm tra việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực

phẩm đồng thời cũng áp dụng các chế tài xử phạt mạnh tay hơn. Mặc dù vậy, do lợi ích và sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức, cũng như yếu kém trong quản lý nên vẫn có tình trạng xử phạt nhưng không đúng lúc, không đúng hành vi không tạo ra hiệu quả giáo dục cao và tình trạng tái phạm lại tiếp diễn. Có thể thấy đối với các công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì không thể không biết đến quy định của pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng việc tuân thủ và thực hiện cũng chưa thực sự nghiêm túc và tự giác.

Đối với nhóm còn tổ chức còn lại, hoạt động trong lĩnh vực khác họ cũng giống như nhóm người tiêu dùng, cũng rất mong muốn được sử dụng nguồn thực phẩm sạch và an toàn. Nhưng trong bối cảnh hiện tại thì họ vẫn phải chấp nhận và mong chờ vào sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần vì nhận thức pháp luật còn thấp, mặt khác do lợi nhuận nên đa số những người bán hàng, người kinh doanh vẫn thờ ơ trước những quy định của pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản xuất và kinh doanh những mặt hàng, những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo giới hạn an toàn. Thực trạng sản xuất rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại thức ăn chứa chất phụ gia quá mức cho phép kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm hết thời hạn sử dụng, hàng giả tràn lan,…

Có thể thấy, không phải bộ phận người này hoàn toàn không biết đến các quy định của pháp luật vì hiện nay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các quy định của pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm được tuyên truyền phổ biến khá rộng rãi, thường xuyên nhất là ở một thành phố lớn như Hà Nội. Tuy nhiên vì lợi ích thu được và cũng một phần vì suy nghĩ những thực phẩm đó mình sẽ không dùng nên họ bỏ mặc. Họ đâu biết rằng tiêu dùng và sản xuất là một vòng tròn khép kín, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.

Bên cạnh đó do hoạt động chưa hiệu quả, chưa triệt để của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này nên vẫn xảy ra tình trạng phát hiện vi phạm nhưng xử phạt nhẹ hoặc chỉ làm với tính chất hưởng ứng phong trào hoặc cố tình cho qua nên thực trạng không được giải quyết và lại tái phạm. Càng ngày mức độ vi phạm càng cao, càng nguy hiểm càng khó kiểm soát và thực sự chưa bao giờ mà con đường từ dạ dày đến cái chết lại rút ngắn như hiện nay. Như vậy có thể thấy, về phía người bán hàng, người kinh doanh nhận thức hiểu biết pháp luật còn rất thấp; ý thức chấp hành pháp luật kém, không biết đến hoặc cố tình bỏ qua các quy định của pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm hiện hành để thu lợi nhuận. Họ đang cố ý vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, đang trực tiếp gây nguy hại đến sức khỏe tính mạng của người tiêu dùng, làm suy giảm nòi giống, ảnh hưởng đến chính tương lai của họ, con cháu họ mà không hay.

Trong bối cảnh khi mà kinh tế còn nghèo nàn, tiêu dùng thiếu thốn, đời sống khó khăn như hiện nay khoan hãy nói đến việc họ tự giác chấp hành, các cơ quan nhà nước buộc phải thực hiện và phát huy tối đa sức mạnh cưỡng chế của mình thông qua các quy định của pháp luật. Phải làm thật manh tay, triệt để và liên tục thường xuyên. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng. Nếu phát hiện có sai phạm ở bất cứ khâu nào là phải kịp thời xử lý ngăn chặn và áp dụng chế tài xử phạt luôn. Tái phạm sẽ xử lý mạnh tay hơn, không bỏ lọt bỏ sót vi phạm gây hiệu ứng tốt trong dư luận, tạo ra sức mạnh răn đe.

Tiếp theo đó không thể không có sự trợ giúp đối với người sản xuất và kinh doanh bởi vì đời sống của họ vốn rất khó khăn, phải vật lộn bươn trải mưu sinh nên cần có những chương trình cụ thể giúp đỡ người nông dân trong quá trình canh tác thông qua các gói hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc sản xuất sản phẩm sạch.

Thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các phong trào, hội nghị, thông qua các hoạt động tập thể ở cơ sở.

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Trong đó có thực trạng và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta.

Thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm của những người tiêu dùng

Ngày nay người tiêu dùng ngày càng thông thạo và đặc biệt quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của các loại thực phẩm dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên do khối lượng hàng hóa lớn, lực lượng quản lý lại hoạt động yếu kém nên thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn xuất hiện tràn lan.

Bên cạnh đó còn một bộ phận lớn người tiêu dùng vì nhiều lý do,(thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu, đời sống kinh tề khó khăn, tâm lý chủ quan,…) nên vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, tác hại của thực phẩm nhiễm khuẩn, của hóa chất đối với sức khỏe của bản thân và gia đình cùng những ảnh hưởng, hệ lụy của nó đối với sức khỏe của thế hệ mai sau. Bộ phận những người này vẫn chấp nhận sử dụng những thực phẩm không sạch, không rõ nguồn gốc cho bữa ăn, sinh hoạt hang ngày. Bên cạnh ý thức của người kinh doanh còn hạn chế thì không ít người tiêu dùng cũng tỏ ra “dễ dãi”, chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm sao cho an toàn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Nhiều người vẫn cứ thản nhiên ăn uống dù ngồi ngay sát đường đầy khói bụi, rác thải, ống cống. Đặc biệt, người tiêu dùng chưa ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi của mình mua hàng không lấy hóa đơn, không xem nhãn mác, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng, ngại khiếu nại

khiếu kiện. Theo quy định của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm thì quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xâm phạm một cách trắng trợn nhưng họ cũng chưa biết cách bảo vệ mình thông qua pháp luật. Đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạt động quá yếu kém nên người tiêu dùng đành phải chấp nhận thực tế là sử dụng các sản phẩm nhiễm hóa chất, sản phẩm độc hại, thậm chí không rõ nguồn gốc xuất xứ. Gia đình nào có điều kiện hơn thì mua sắm các công cụ hỗ trợ làm sạch hóa chất, hạn chế ăn uống bên ngoài,… nhưng trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay thì những biện pháp này chỉ có tính chất tạm thời và hiệu quả cũng không cao.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng, theo Cục Quản lý cạnh tranh, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm. Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lấy đầy đủ hóa đơn, chứng từ, hướng dẫn sử dụng, bảo hành và lưu giữ cẩn thận. Thông tin cho cơ quan chức năng khi phát hiện sản phẩm không an toàn, hành vi xâm hại quyền lợi người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 45972 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)