phần Dược Hậu Giang
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Ngành Dược là một trong những ngành có môi trường cạnh tranh nội bộ cao. Đặc biệt với sau khi nước ta gia nhập WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, vì thế, sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm luôn rất quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tính đến tháng 7 năm 2012, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu, ngoài ra còn có 5 doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế. Bên cạnh đó, còn có sự gia nhập của các công ty Dược nước ngoài như: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp),...
Sau quá trình phát triển và trưởng thành hơn 20 năm trong môi trường cạnh tranh đến nay, có thể khẳng định ngành Dược Việt Nam đã cơ bản vận hành với đặc thù riêng có của ngành kinh doanh đặc biệt. Các doanh nghiệp Dược đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn quốc tế và đang nỗ lực cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Ngày 13/1/2004, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3886/2004/QĐ- BYT về việc triển khai áp dụng các quy tắc, tiêu chuẩn ‘thực hành tốt sản xuất thuốc’ của tổ chức Y tế thế giới GMP, WHO. Theo đó, đến hết 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt chuẩn. Đến năm 2010, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dược liệu phải đạt chuẩn này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có 79 doanh nghiệp trong số khoảng 100 doanh nghiệp
tân dược và 5 doanh nghiệp đông dược trong tổng số 85 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP, WHO. Vì vậy, dự kiến trong thời gian sắp tới, Bộ Y Tế sẽ mạnh tay hơn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đạt chuẩn hoặc sẽ loại bỏ các doanh nghiệp không có khả năng đạt chuẩn. Do đó, có thể số lượng doanh nghiệp Dược trong tương lai sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, các doanh nghiệp Dược nội địa vào thời điểm này phần lớn chỉ sản xuất thuốc dạng thông thường (generic). Các doanh nghiệp Dược Việt chưa có đủ khả năng hay điều kiện về mặt vật chất, kĩ thuật, công nghệ để sản xuất được các loại thuốc như thuốc gây mê, giải độc đặc hiệu, chống ung thư, Parkinson. Với xu thế hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, ngành Dược Việt sẽ đứng trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài.
Một số đối thủ cạnh tranh chính trực tiếp trên thị trường hiện nay của công ty cổ phần Dược Hậu Giang:
Trong nước: công ty cổ phần Traphaco, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco,…
Ngoài nước: công ty Sanofi-aventis Việt Nam, GSK ( Pháp ),… Tổng quan về một số đối thủ cạnh tranh chính:
Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam
Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam hiện đang là công ty giữ vị trí số 1 trong số các công ty nước ngoài trên thị trường Dược phẩm Việt Nam với danh mục sản phẩm phong phú dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng cũng. Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam có hơn 150 sản phẩm các loại bao gồm các sản phẩm kê toa, không kê toa và vacxin. Trong đó có những sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực điều trị tim mạch, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, nội khoa và vacxin. Bên cạnh đó, Sanofi-Aventis Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ khách hàng với việc mở trung tâm dịch vụ khách hàng (2002) để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Hiện tại, Sanofi đang thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ đối tác đặc biệt là trong công nghệ sinh học và trị liệu sinh học, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trên toàn thế giới nhằm cải tiến sản phẩm, phát triển thêm các sản phẩm mới. Sanofi -trong tương lai được dự đoán sẽ trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dự định tăng tỷ lệ sản phẩm bắt nguồn từ công nghệ sinh học.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO (DMC)
dược nội địa lớn thứ 2 sau công ty Dược Hậu Giang chiếm 4,67% thị phần trên thị trường thuốc tiêu thụ tại Việt Nam. Với công nghệ hiện đại, công ty đã nghiên cứu thành công và được phép sản xuất hơn 406 mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất thuốc của Domesco chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nguyên vật liệu dược nổi tiếng trên thế giới tại châu Âu và Mỹ, chất lượng của các loại nguyên liệu đạt độ ổn định cao và có chứng nhận DMF. Riêng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, Domesco tổ chức thu mua tại các vùng cung cấp lớn trong nước.