Tên công ty: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Tên tiếng anh: DHG Pharmaceutical Joint Stock Company Tên viết tắt: DHG Pharma
Mã chứng khoán: DHG
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ Vốn điều lệ: 871.643.300.000 VNĐ Vốn chủ sở hữu: 2.276.795.062.055 VNĐ ( tại 31/12/2014) Điện thoại: (8471) 03 891 433 Fax: (8471) 03 895 209 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn Website: www.dhgpharma.com.vn 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9 được thành lập ngày 2/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, xã Khánh Lâm ( nay là xã Khành Hòa) , huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
- Sau 30/4/1975, Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý
- Năm 1982, Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cở sở hợp nhất 3 đơn vị gồm: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm cấp 2, Trạm Dược Liệu
- Năm 1988, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty cung ứng vật tư, thiết bị y tế vào Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang
- Ngày 2/9/2004, Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
- Ngày 21/12/2006, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp, tổ chức tư vấn là công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, kiểm toán độc lập là công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ( A&C )
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và các thành tựu đạt được
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang kinh doanh chủ yếu 3 nhóm sản phầm chính gồm Dược phẩm, Thực phẩm chức năng và Dược mỹ phẩm. Trong đó, doanh thu của nhóm Dược phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và ổn định trong nhiều năm, kế đến là nhóm Dược phẩm chức năng và cuối cùng là nhóm Dược mỹ phẩm chiếm tỷ trọng thấp nhất. Cụ thể, năm 2014, doanh thu nhóm Dược phẩm chiếm 93,56% ; nhóm Thực phẩm chức năng chiếm 6,28% và cuối cùng nhóm Dược mỹ phẩm chiếm 0,16%
Các thành tựu đạt được
- Năm 1996 đạt danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1991-1995 - Năm 1998 đạt huân chương lao động hạng Nhất
- Năm 2010 đạt huân chương lao động hạng Nhì
- Đứng vị trí thứ 5 Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam trong 3 năm liên tiếp 2012-2014 ( Báo Nhịp Cầu đầu tư)
- Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2014 ( 2 năm liên tiếp ) ( Forbes) - Top 15 thương hiệu mạnh Việt Nam ( Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng )
- 19 năm liền đạt Hàng Viêt Nam chất lượng cao do người tiêu dung bình chọn
2.1.3. Tầm nhìn – Sứ mạng
Tầm nhìn: “ Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn “
Sứ mạng : “ Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn “ Các giá trị cốt lõi
- Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất - Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
- Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động - Lấy bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào công ty - Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài - Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh - Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hành động
2.1.4. Mục tiêu và chiến lược phát triển
Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua nâng cao thị phần trong nước, mở rộng xuất khẩu, khai thác lợi thế hệ thống phân phối
Tối đa hóa năng lực và hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm
Tối đa hóa năng lực và hiệu quả quản trị doạnh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị chuỗi cung ứng
Mở rộng hơp tác đầu tư theo hướng đa dạng hóa Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và môi trường Thực hiện tốt trách nhiệm với người lao động
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DƯỢC HẬU GIANG PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
2.2.1. Tổng quan môi trường ngành Dược Việt Nam
Ngành dược Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013 đều duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số, trung bình khoảng 20%. Tốc độ này tuy đang có xu hướng giảm dần nhưng theo dự báo của tổ chức Business Monitor International (BMI), tăng trưởng của ngành dược vẫn sẽ duy trì ở mức hai con số (15-17%) ít nhất trong ba năm tiếp theo. So sánh với mức trung bình toàn cầu là khoảng 4-7%, tốc độ này có thể thu hút sự tham gia mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
2015, việc tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ mạnh mẽ hơn, và đi kèm với các hoạt động liên kết, sáp nhập với các doanh nghiệp nội địa. Đặc biệt, các đơn vị lớn có hệ thống phân phối rộng khắp và việc hợp tác này sẽ giúp ngành Dược Việt Nam nâng cao chất lượng, công nghệ. Do đó, giá thuốc trên thị trường có thể được điều chỉnh hợp lý hơn.
Theo giới chuyên gia, với sự cạnh tranh ngày càng tăng và người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp Dược cần có định hướng rõ về phân khúc hoạt động và vị thế cạnh tranh. Trước mắt, doanh nghiệp nào có hệ thống phân phối mạnh được dự đoán sẽ vẫn có kết quả kinh doanh ổn định. Còn về dài hạn, những doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về phân khúc hoạt động và vị thế cạnh tranh sẽ có lợi thế.
2.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổphần Dược Hậu Giang phần Dược Hậu Giang
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Ngành Dược là một trong những ngành có môi trường cạnh tranh nội bộ cao. Đặc biệt với sau khi nước ta gia nhập WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, vì thế, sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm luôn rất quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tính đến tháng 7 năm 2012, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu, ngoài ra còn có 5 doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế. Bên cạnh đó, còn có sự gia nhập của các công ty Dược nước ngoài như: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp),...
Sau quá trình phát triển và trưởng thành hơn 20 năm trong môi trường cạnh tranh đến nay, có thể khẳng định ngành Dược Việt Nam đã cơ bản vận hành với đặc thù riêng có của ngành kinh doanh đặc biệt. Các doanh nghiệp Dược đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn quốc tế và đang nỗ lực cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Ngày 13/1/2004, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3886/2004/QĐ- BYT về việc triển khai áp dụng các quy tắc, tiêu chuẩn ‘thực hành tốt sản xuất thuốc’ của tổ chức Y tế thế giới GMP, WHO. Theo đó, đến hết 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt chuẩn. Đến năm 2010, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dược liệu phải đạt chuẩn này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có 79 doanh nghiệp trong số khoảng 100 doanh nghiệp
tân dược và 5 doanh nghiệp đông dược trong tổng số 85 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP, WHO. Vì vậy, dự kiến trong thời gian sắp tới, Bộ Y Tế sẽ mạnh tay hơn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đạt chuẩn hoặc sẽ loại bỏ các doanh nghiệp không có khả năng đạt chuẩn. Do đó, có thể số lượng doanh nghiệp Dược trong tương lai sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, các doanh nghiệp Dược nội địa vào thời điểm này phần lớn chỉ sản xuất thuốc dạng thông thường (generic). Các doanh nghiệp Dược Việt chưa có đủ khả năng hay điều kiện về mặt vật chất, kĩ thuật, công nghệ để sản xuất được các loại thuốc như thuốc gây mê, giải độc đặc hiệu, chống ung thư, Parkinson. Với xu thế hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, ngành Dược Việt sẽ đứng trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài.
Một số đối thủ cạnh tranh chính trực tiếp trên thị trường hiện nay của công ty cổ phần Dược Hậu Giang:
Trong nước: công ty cổ phần Traphaco, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco,…
Ngoài nước: công ty Sanofi-aventis Việt Nam, GSK ( Pháp ),… Tổng quan về một số đối thủ cạnh tranh chính:
Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam
Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam hiện đang là công ty giữ vị trí số 1 trong số các công ty nước ngoài trên thị trường Dược phẩm Việt Nam với danh mục sản phẩm phong phú dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng cũng. Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam có hơn 150 sản phẩm các loại bao gồm các sản phẩm kê toa, không kê toa và vacxin. Trong đó có những sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực điều trị tim mạch, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, nội khoa và vacxin. Bên cạnh đó, Sanofi-Aventis Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ khách hàng với việc mở trung tâm dịch vụ khách hàng (2002) để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Hiện tại, Sanofi đang thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ đối tác đặc biệt là trong công nghệ sinh học và trị liệu sinh học, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trên toàn thế giới nhằm cải tiến sản phẩm, phát triển thêm các sản phẩm mới. Sanofi -trong tương lai được dự đoán sẽ trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dự định tăng tỷ lệ sản phẩm bắt nguồn từ công nghệ sinh học.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO (DMC)
dược nội địa lớn thứ 2 sau công ty Dược Hậu Giang chiếm 4,67% thị phần trên thị trường thuốc tiêu thụ tại Việt Nam. Với công nghệ hiện đại, công ty đã nghiên cứu thành công và được phép sản xuất hơn 406 mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất thuốc của Domesco chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nguyên vật liệu dược nổi tiếng trên thế giới tại châu Âu và Mỹ, chất lượng của các loại nguyên liệu đạt độ ổn định cao và có chứng nhận DMF. Riêng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, Domesco tổ chức thu mua tại các vùng cung cấp lớn trong nước.
2.2.2.2. Nguy cơ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay, do các đặc thù riêng của ngành Dược nên rào cản còn cao, một doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất, phân phối thuốc thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao do nhà nước và tổ chức y tế thế giới WHO đặt ra. Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BYT của bộ y tế và yêu cầu của tổ chức Y Tế Thế Giới, các doanh nghiệp muốn sản xuất thuốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: GMP theo khuyến cáo của WHO (GMP - WHO). Hệ thống kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP, thực hành tốt phòng thí nghiệm về vacxin và sinh phẩm (GLP), thực hành tốt về phân phối thuốc(GDP), thực hành tốt về quản lí nhà thuốc (GPP).
Để gia nhập ngành Dược 1 công ty mới phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên nên nguy cơ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của DHG xuất hiện là không cao.
2.2.2.3. Sức ép nhà cung cấp
Nhà cung cấp cho ngành dược phẩm chủ yếu là nhà cung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc và nhà cung cấp về nguồn lao động.
Ngành Dược Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng phát triển mất cân đối, và manh mún. Ngành Dược mới chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế thuốc trong khi còn nhiều hạn chế trong ngành sản xuất nguyên liệu. Hiện nay, nguyên liệu cho bào chế thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu đến 90%. Cả nước mới chỉ có 1 cơ sở sản xuất kháng sinh nguyên liệu Amoxcyllin và Ampicillin, chiếm khoảng 1% giá trị sản xuất thuốc và 0,3% giá trị tiêu dùng thuốc ở Việt Nam. Do vậy hiện nay, sức mạnh của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành còn cao vì vậy sức ép từ phía các nhà cung cấp này lên ngành là cao.
Ngành Dược là ngành đặc thù phải đòi hỏi có nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, nguồn lao động chất lượng cao còn ít chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của ngành.
2.2.2.4. Sức ép khách hàng
Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, các khách hàng tiêu dùng cuối cùng chủ yếu là người dân, họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm mà không có sự mặc cả nào về giá thành. Do vậy, áp lực khách hàng là dường như không có trong ngành Dược.
2.2.2.5. Sản phẩm thay thế
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người như: thuốc nam, thuốc bắc, các sản phẩm từ thiên nhiên,…. Các loại thuốc này cũng đang cạnh tranh rất gay gắt để thu hút khách hàng với cách chữa trị đặc trưng và các phòng mạch đông y quảng cáo đang khá phổ biến ở nước ta. Bên cạnh đó, hiện nay, mọi người có xu hướng ít dùng thuốc Tây bởi thuốc Tây thường làm nóng trong người. Thay vào đó, người tiêu dùng lại tìm đến các cách chữa cổ truyền, các sản phẩm từ thiên nhiên, gần gũi với môi trường hơn. Do đó, đây cũng là một thách thức không nhỏ khiến cho ngành Dược phải không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhằm tránh nguy cơ bị các sản phẩm khác thay thế.
2.2.3. Phân tích môi trường nôi bộ công ty cổ phần Dược Hậu Giang2.2.3.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 2.2.3.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014
Đặc điểm môi trường kinh doanh năm 2014
Năm 2014, với sự ảnh hưởng trực tiếp từ Thông tư 01, hầu như tất cả các công ty dược sản xuất trong nước đều chuyển hướng tập trung đầu tư sang hệ thương mại OTC, mục tiêu bù đắp thị phần mất đi từ hệ điều trị ETC
Chính sự dịch chuyển trên đã tạo nên một bức tranh thị trường dược phẩm 2014 với nhiều hoạt động, chương trình từ truyền thông đến bán hàng của các Công ty Dược nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng.
Quy chế mới về cấp xét số đăng ký dược phẩm chặt chẽ hơn, mất nhiều thời gian nên đã ảnh hưởng đến việc xin cấp số đăng ký sản phẩm mới và số đăng ký sản phẩm cho nhà máy mới của Công ty tại khu công nghiệp Tân Phú Thạnh.
Giá thuốc vẫn luôn chịu sự quản lý của Nhà nước và là vấn đề nhạy cảm, được nhiều phương tiện truyền thông quan tâm.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 đã giúp DHG giữ vững vị trí đầu ngành Dược, cụ thể là :
- Doanh thu hàng tự sản xuất: 3.569 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế: 722 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế của cổ đông ty mẹ: 533 tỷ đồng - Tổng sản lượng sản xuất: 4,8 tỷ đơn vị sản phẩm - Tổng sản lượng bán ra: 4,7 tỷ đơn vị sản phẩm
Giữ vững thị phần
Giữ vững tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành Dược
2.2.3.2. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
Tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, chiến lược được định hướng rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại.
Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp được xã hội tin dùng, nhà đầu tư