Một số tiêu chuẩn chẩn đoán trên phim chụp mạch chi dưới:

Một phần của tài liệu Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương mạch máu chi dưới do chấn thương trên phim chụp mạch (Trang 39 - 41)

III. 2 Siêu âm dopple r:

2. Tổn thương tĩnh mạch: TM đùi chung  TM đùi nông 

2.2.2. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán trên phim chụp mạch chi dưới:

Gồm các dấu hiệu hình ảnh thương tổn mạch máu:

- Đứt bán phần hay toàn phần mạch máu: Thể hiện bằng hình thoát thuốc cản quang ra ngoài lòng mạch, đọng lại ở tổ chức phần mềm, tồn tại lâu.

- Giả phồng động mạch: Giả phồng hình thoi hay hình túi, xuất hiện ở thì động mạch, cản quang như động mạch, túi thông với động mạch, thuốc cản quang trào từ lòng động mạch vào túi phồng, kích thước túi phồng có thể to nhỏ khác nhau, số lượng túi phồng có thể có 1 hai hoặc 3.

- Dấu hiệu hình ảnh của thông động tĩnh mạch: Thì tĩnh mạch xuất hiện sớm đồng thời với thì động mạch, chứng tỏ tại vị trí tổn thương do có sự thông tắt giữa động mạch và tĩnh mạch (thấy cả hình động mạch và tĩnh mạch ở thì động mạch). Các tĩnh mạch dẫn lưu xuất phát từ chỗ tổn thương giãn to, ngoằn ngoèo có thể gặp túi phình tĩnh mạch đi kèm.

- Hẹp động mạch: thể hiện bằng hình ảnh động mạch bị hẹp lại so với đoạn ĐM trên và dưới tổn thương, thành mạch có thể trơn nhẵn trong trường hợp bị đè đẩy, chèn ép từ ngoài hay hình ảnh thành mạch nham nhở không đều do thành mạch bị tổn thương. Độ hẹp được chia làm ba mức:

+ Hẹp nhẹ: < 25% đường kính lòng mạch

+ Hẹp trung bình: Từ 25% đến 75% đường kính lòng mạch + Hẹp nặng: >75% đường kính lòng mạch

- Tắc động mạch là hình ảnh cắt cụt ĐM, không thấy một đoạn động mạch cản quang khi lòng động mạch bị tắc hoàn toàn.

- Tuần hoàn ngoại vi: Đánh giá hình ảnh hệ thống mạch máu xuất hiện xung quanh và phía dưới tổn thương của mạch máu chính, có thể không thấy hình ảnh mạch máu phía dưới tổn thương, hình ảnh mạch máu ngoại vi có thể thưa thớt có rất ít mạch máu, không thấy hình ảnh động mạch chính, cũng có thể vẫn thấy hình ảnh của các mạch máu chính và lưới mạch ngoại vi.

- Tuần hoàn bàng hệ: Là hình ảnh lưới mạch máu nối giữa hệ thống động mạch vùng trên và dưới tổn thương. Có thể gặp 3 loại hình ảnh: Không thấy hệ thống mạch tuần hoàn bàng hệ, có rất ít mạch, hoặc tuần hoàn bàng hệ phong phú.

* Các chỉ số, biến số sử dụng trong nghiên cứu:

STT Tên biến Định nghĩa

1 Tuổi Tính theo năm

2 Giới tính Nam/ nữ

3 Địa dư Thành thị / nông thôn

4 Nghề nghiệp Công nhân / nông dân/ gián tiếp/ học sinh/ tự do 4 Chân Phải/ trái/ cả 2 chi

5 Nguyên nhân Tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt 6 Phạm vi thương tổn ĐM, TM, cả động mạch và tĩnh mạch 7 Định khu tổn

thương

Mức đùi, khoeo, cẳng chân 8 Hình ảnh tổn thương Giả phồng động mạch, thông động tĩnh mạch, hẹp, tắc động mạch, đứt, rách thành mạch 9 Số lượng tổn thương 1, 2 và trên 2 tổn thương 10 Kích thước tổn thương

Tính theo cm, lấy trung bình 2 kích thước (KT lớn nhất và kích thước vuông góc với nó trên cùng ảnh đối với túi phồng hay chiều dài đoạn hẹp, tắc)

11 Tình trạng tuần hoàn dưới tổn

thương

Mạng lưới mạch máu dưới tổn thương: Bình thường, thưa thớt, mất

12 Tuần hoàn bàng hệ Là mạng lưới mạch máu nối trên và dưới vị trí tổn thương theo các mức độ: Bình thườn, ít, mất 13 Tuần hoàn tái hiện Là các mạch máu chính được tái hiện lại dưới

chỗ tổn thương nhờ các nhánh tuần hoàn bàng hệ 14 Tổn thương phần mềm Có, không 15 Tổn thương xương khớp phối hợp

Gãy xương đùi, vỡ mâm chày, 2 xương cẳng chân, trật khớp háng, gối, cổ chân

16 Động mạch tổn thương

Động mạch đùi chung, ĐM đùi nông, ĐM đùi sâu, ĐM khoeo, ĐM chày trước, ĐM chày sau, ĐM mác

17 Tĩnh mạch tổn thương

Tĩnh mạch đùi nông, TM đùi sâu, TM khoeo, TM chày sau, TM chày trước, TM mác.

Một phần của tài liệu Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương mạch máu chi dưới do chấn thương trên phim chụp mạch (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)