Các bước tiến hành:

Một phần của tài liệu Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương mạch máu chi dưới do chấn thương trên phim chụp mạch (Trang 35 - 39)

III. 2 Siêu âm dopple r:

2.2.1.Các bước tiến hành:

2. Tổn thương tĩnh mạch: TM đùi chung  TM đùi nông 

2.2.1.Các bước tiến hành:

Bước 1: Tập hợp toàn bộ hồ sơ bệnh án

* Các thông tin cần nghiên cứu của bệnh nhân được thu thập theo mẫu bệnh án được thiết kế sẵn (kèm theo ở phần phụ lục).

* Với nghiên cứu tiến cứu: Chụp mạch máu số hoá xoá nền theo kỹ thuật Seldinger và khai thác các thông tin theo bệnh án mẫu, theo dõi kết quả phẫu thuật.

- Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Phòng chụp mạch và tất cả các dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối giống như điều kiện vô trùng phòng mổ.

+ Hỏi kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân

+ Bệnh nhân phải nhịn ăn trong 12 giờ trước khi thăm khám. + Đi vệ sinh trước khi làm thủ thuật để bàng quang rỗng.

+ Giải thích đẩy đủ cho bệnh nhân và người nhà hiểu được mục đích của thủ thuật và những tai biến có thể xảy ra, viết và ký giấy cam kết làm thủ thuật.

- Xét nghiệm cận lâm sàng: Phải được làm đầy đủ gồm các xét nghiệm thường quy, các xét nghiệm về đông máu (thời gian máu chảy, máu đông, số lượng tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin), các xét nghiệm về chức năng gan thận, điện giải đồ (Natri, Kali, Clo, Canxi), các xét nghiệm lây nhiễm (HbsAg, HIV…)

- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, kết quả siêu âm Doppler và phim chụp. + Kỹ thuật tiến hành:

- Bệnh nhân nằm ngửa, thoải mái, chân duỗi thẳng có thể dùng băng quấn cố định 2 chân để thuận lợi trong quá trình làm thủ thuật. Cạo lông và sát trùng vùng sinh dục, bẹn 2 bên.

- Bệnh nhân được theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, đo bão hòa oxy máu động mạch qua monitoring và được duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5%, trong và sau khi làm thủ thuật, dùng các thuốc an thần giảm đau, tiền mê nếu có thể phải gây mê bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc kích thích, thường dùng an thần bằng seduxen 5mg x1 ống tiêm tĩnh mạch.

- Lấy thuốc cản quang Xenetic vào xi lanh của bơm máy lượng thuốc khoảng 100ml tương đương hai lọ

- Thầy thuốc phải rửa tay, sát trùng, mang găng, mặc áo vô khuẩn như tiến hành cuộc phẫu thuật. Một kỹ thuật viên trợ giúp bênh cạnh thực hiện y lệnh theo yêu cầu của bác sỹ.

- Dụng cụ: Ống thông (catheter), dây dẫn, kim chọc, cổ nối, dao, bơm kim tiêm phải được kiểm tra kỹ trước khi tiến hành thủ thuật.

- Vị trí chọc kim: Thường sử dụng là động mạch đùi chung bên đối diện với chi có tổn thương, chỗ sờ thấy động mạch đập ngay dưới nếp bẹn 0,5- 1cm. Trong trường hợp siêu âm xác định thương tổn động mạch đùi chung cả 2 bên hoặc có cản trở đường vào ở chi đối diện, có thể chọn vị trí chọc kim ở động mạch cánh tay.

- Gây tê vị trí chọc kim bằng xylocain 1% x 2 ống

- Thủ thuật viên cố định động mạch đùi ngay trên nếp bẹn bằng hai ngón trỏ và ngón giữa, tay kia cầm kim chọc hướng lên trên về phía động mạch đã cố định với góc từ 30 độ- 45 độ so với mặt da (động mạch càng nằm sâu thì góc càng lớn), khi vào đúng động mạch thì sẽ thấy máu phun ra, nếu kim chọc xuyên qua 2 thành mạch thì phải rút kim từ từ để máu phun ra.

- Khi kim đã nằm trong lòng mạch 1 tay thủ thuật viên cố định kim, tay kia đưa đầu mềm của dây dẫn vào sâu trong lòng mạch 20-25cm qua chỗ phân đôi của động mạch chủ ra hai động mạch chậu gốc.

- Một tay rút kim ra, tay kia đè lên dây dẫn để nó không bị kéo ra theo kim và không chảy máu theo lỗ chọc, dùng dao rạch da tại vị trí luồn dây dẫn khoảng 2-3mm (có thể rạch da ở vị trí trước khi chọc kim ngay sau khi gây tê).

- Luồn ống thông ôm lấy dây dẫn vào sâu trong lòng mạch trên chỗ chia đôi của động mạch chủ khoảng L4.

- Tiến hành rút dây dẫn ra để lại ống thông, trong khi làm thủ thuật cứ 5-10 phút rửa ống thông một lần bằng nước muối sinh lý có pha Heparin để tránh tạo cục máu đông gây tắc ống thông.

- Ống thông (catheter) hay được sử dụng trong chụp mạch chi dưới là loại Catheter Cobra hoặc Sidewinder. Chiếu qua màn hình nhờ sự hướng dẫn của dây dẫn (guide wire) để vào động mạch chậu ngoài bên đối diện và tiến hành chụp và ghi hình động mạch chi tổn thương. Tùy vị trí tổn thương mà có thể đưa ống thông vào sâu hay nông hoặc chụp chọn lọc. Chọn thời gian chụp 12 giây hay 25 giây tùy thuộc vào thương tổn động mạch hay tĩnh mạch. Chụp ghi hình đầy đủ những thông tin cần thiết cho chẩn đoán.

- Khi làm xong thủ thuật 1 tay đè lên chỗ chọc, tay kia từ từ rút ống thông ra khỏi mạch và tiếp tục ép mạch ở vị trí chọc kim đến khi không còn chảy máu nữa (khoảng 10-15 phút), sau đó băng ép chỗ chọc kim, để bệnh nhân nằm bất động, chân duỗi thẳng khoảng 6 đến 8 giờ. Theo dõi sát bệnh nhân.

- Tiến hành chọn ảnh, ghi chú thương tổn trên phim, in phim, chỉ in những ảnh cần thiết cho chẩn đoán.

- Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án: Diễn biến quá trình làm thủ thuật, tình trạng bệnh nhân trước và sau khi làm thủ thuật, chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân.

Bước 2: Khai thác thông tin trong bệnh án theo các nội dung của bệnh án mẫu.

Bước 3: Khai thác các thông tin trên phim chụp mạch: lấy kết quả đáng tin cậy nhất, học viên và thầy hướng dẫn đọc lại kết quả với các bệnh nhân hồi cứu và tiến cứu theo mẫu thống nhất.

Một phần của tài liệu Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương mạch máu chi dưới do chấn thương trên phim chụp mạch (Trang 35 - 39)