Về mặt nội dung

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 11 soạn chuẩn cv 5512 mới nhất (Trang 41 - 42)

- Đầu những năm 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca

a. Về mặt nội dung

- Sự khẳng định cái Tôi cá nhân : phong trào Thơ Mới khẳng định cái Tôi cá nhân –

một cái Tôi cá thể hóa trong cảm thụ thẩm mĩ nhằm giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã, tự do cá nhân

-Ý thức về cái Tôi đem đén một sự đa dạng, phong phú trong cách biểu hiện, với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh : đó là con người cá tính, bản năng chứ ko phải con người nghĩa vụ. Có đôi khi đại từ nhân xưng Tôi

chuyển thành Anh, thoảng nó lại là Ta nhưng đến cuối cùng thơ Mới vẫn là “thơ của cái Tôi”.

-Thơ Mới đề cao cái Tôi như một cố gắng cuối cùng để khẳng định bản ngã của mình và đóng góp vào mạch văn của dân tộc, mở đường cho sự phát triển của thi ca sau này

- Tình yêu trong thơ Mới: trốn vào tình yêu là con đường phổ biến nhất trong thơ ca đương thời .Ở một số thi sĩ tình yêu là lẽ sống ở trên đời, tình yêu tan vỡ thì cuộc đời cũng như sụp đổ.Xuân Diệu là người đi sâu nhất vào thế giói yêu đương nhưng trong lối thoát này chính nhà thơ cũng cảm thấy có cái gì đó bất trắc mong manh và dễ đổi thay thế nên thi sĩ dễ sinh ra cảm giác “vội vàng”, “giục giã” yêu đương

“Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”

(Giục giã)

- Nỗi buồn, sự cô đơn :

Hoài Chân cho rằng : “đúng là thơ Mới buồn, buồn nhiều” nhưng “cái buồn trong thơ Mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bế tắc chưa tìm thấy lối ra »

Suy cho cùng nỗi buồn ấy chính là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn, với các nhà thơ Mới nỗi buồn chính là sự giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng ra với cuộc đời.

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 11 soạn chuẩn cv 5512 mới nhất (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w