- Đầu những năm 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca
b. Về mặt nghệ thuật
-Trong khi tiếp tục sử dụng những thể thơ truyền thống như ngũ ngôn, lục bát thì thơ Mới đã định hình được thể thơ 8 chữ cùng với những “đột phá” của thể thơ hoàn toàn tự do không hạn định số từ ngữ trong câu nhưng đọc lên vẫn có hiệu quả về nhạc điệu:
“Lá bàng Như lá vàng
Rụng. Ô! Đìu hiu
Cảnh chiều đông!”
(Mùa đông, Nam Trân)
- Đề tài của thơ Mới trải rộng, chú trọng phản ánh cái hay, cái lạ của thế giới bên ngoài và những biến động tinh vi của cảm xúc bên trong gây ấn tượng mạnh cho người đọc.Trong thơ Mới cái “chí” bị đưa xuống hàng thứ yếu hầu như không xuất hiện nhường chỗ cho những cảm nhận, những trăn trở suy tư của nhà thơ được phơi bày triệt để
- Hầu hết cấu trúc của những bài thơ Mới đều rất gọn, mạch lạc, kiệm lời, tất cả đều tập trung xoáy vào một chủ đề nhằm tạo ấn tượng sâu sắc. đó là kiểu cấu trúc hiện đại và hợp lí
- Ngôn ngữ thơ Mới cũng có những tiến bộ vượt bậc: các điển cố, điển tích hoàn toàn bị loai bỏ; những ưu việt của tiếng Việt ( tinh tế, biểu cảm, tính nhạc…)được các nhà thơ khai thác một cách triệt để khiến cho thơ đạt được cả hai mục đích : “tân kì” và
- Thơ Mới chịu ảnh hưởng sâu rộng từ thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp :thơ Mới là bản hòa âm của hai nền văn hóa xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng của cổ điển và hiện đại
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2.Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học 3. Sản phẩm: Phiếu học tập.
4.Tổ chức hoạt động học Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV phát phiếu học tập:
Bài 1
(1)“Của ong bướm này đây tuần tháng mật; ……….. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
( Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Tr 22, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) (2)Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã, Về đây đem chắn nẻo xuân sang!
( Trích Xuân, Chế Lan Viên)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản ( 1) và (2)? 2. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây
tuần tháng mật thuộc văn bản (1)
3. Chỉ ra sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh xem và quan sát thảo luận nhóm
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS trả lờì câu hỏi của GV
GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời
Câu 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) :
-Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm và tuần tháng mật.
-Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…
3/ Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên:
-Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.
- Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về
quá khứ trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ của cảnh vật : lá
vàng, cánh rã.1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2/ Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng
mật thuộc văn bản (1) :
-Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm và tuần tháng mật.
-Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…
Câu 3. Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên:
-Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.
- Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về quá khứ
trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ .
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1.Mục tiêu: N1, NG1, NA 1.Mục tiêu: N1, NG1, NA
2.Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống 3.Sản phẩm: câu trả lời miệng
4.Tổ chức hoạt động học
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Viết đoạn văn ngắn ( 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô
lạc mấy dòng GV cho học sinh xem các video:
- Ngữ liệu có liên quan đến vấn đề viết
- Thông tin hình ảnh các nhân vật để tạo lập đoạn văn GV yêu cầu học sinh xem và quan sát
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh xem và quan sát
GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi Viết đoạn văn thu thập thông tin dữ liệu
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS trả lờì câu hỏi của GV
GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời - Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Thí sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của câu thơ. Về hình thức, câu thơ sử dụng phép đảo từ, đưa từ củi lên đầu câu thơ để nhấn
mạnh hình ảnh. Sự phối hợp các từ củi, khô, lạc tạo nên hình ảnh gần gũi, đậm chất
vô nghĩa, cô đơn trôi bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sông nước dễ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình *RÚT KINH NGHIỆM