Phương pháp CPE –UV Vis

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phân tích hàm lượng một số dạng crom, mangan trong lá chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La (Trang 40 - 41)

một chất xác định ở vùng phổ nhất định. Trong phương pháp này các chất phân tích được chuyển thành các hợp chất có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng (các phức màu). Phương pháp trắc quang cho phép xác định nồng độ chất khoảng 10-5 - 10-7 M và là một trong những phương pháp được dùng phổ biến vì đơn giản.

Một số nghiên cứu đã sử dụng phương pháp UV-Vis kết hợp với chiết điểm mù để phân tích mangan trong các mẫu sinh học và mẫu môi trường. X. Yang và cộng sự đã kết hợp CPE-UV-Vis để phân tích hàm lượng mangan trong mẫu nước, mẫu đất sử dụng chất tạo phức PAN và chất hoạt động bề mặt Triton X-114. Phức Mn(II)- PAN hấp thụ cực đại tại bước sóng 553 nm, LOD là 5,0 μg/L [74]. S. Nekouei và cộng sự đã phân tích Mn(II) trong mẫu nước bằng CPE-UV-Vis. Phức Mn - CHAPSO - Amaranth - TOA theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 : 1 được chiết vào mixen tạo bởi Triton X – 114 [75]. M. Masrournia và cộng sự đã ứng dụng phương pháp CPE-UV-Vis để phân tích dạng crom trong một số mẫu nước. Dạng Cr(VI) tạo phức với 1,5-Diphenylcarbazid, hấp thụ cực đại tại bước sóng 540 nm. Dạng Cr(III) oxi hóa thành Cr(VI) bằng H2O2, tính toán hàm lượng Cr(III) bằng cách lấy hàm lượng Cr tổng trừ đi hàm lượng Cr(VI). Chất hoạt động bề mặt Triton X-114 được sử dụng trong CPE. Hệ số làm giàu bằng 10, LOD bằng 1,5 μg/L, khoảng tuyến tính 2 - 200 μg/L [76].

Tuy nhiên, phương pháp UV-Vis có hạn chế là tính chọn lọc không cao do đó nếu dung dịch chứa nhiều ion cản trở sẽ làm sai lệch kết quả phân tích.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phân tích hàm lượng một số dạng crom, mangan trong lá chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)