Các chỉ tiêu trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo wassel tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 39 - 46)

2.4.1. Đặc điểm chung

- Tuổi phẫu thuật: được xác định dựa vào hồ sơ bệnh án

Theo nhiều nghiên cứu, việc phẫu thuật nên bắt đầu khi trẻ từ 06 tháng trở lên, khi đó các biến dạng giải phẫu đã rõ ràng, việc gây mê hồi sức cũng đơn giản hơn. Mặt khác chức năng của bàn tay cũng được hình thành và phát triển trong khoảng từ 06 tháng – 02 tuổi [15], [16]. Chức năng của bàn tay hoàn thiện khi trẻ bắt đầu đi học lúc 06 tuổi, mọi bất thường bàn tay trước đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến thói quen cũng như tâm lý của trẻ. Trên 6 tuổi, các biến dạng giải phẫu thường phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị [4], [8]. Vì vậy chúng tôi chia tuổi của bệnh nhân thành 3 nhóm tuổi: từ 06 – 24 tháng tuổi, từ 25 tháng tuổi - 06 tuổi, từ 07 – 15 tuổi.

-Giới: nam hoặc nữ

-Tiền sử gia đình: theo nghiên cứu của Tada (1983) [47] và Hoàng Thị Vân (2019), dị tật thừa ngón tay cái có liên quan đến yếu tố gia đình. Dựa vào các nghiên cứu trước đó, chúng tôi phân làm 2 nhóm :

+ Nhóm trong gia đình có người cũng có dị tật thừa ngón + Nhóm trong gia đình có người có dị tật bẩm sinh khác

+ Nhóm có kèm theo các dị tật về bàn tay, bàn chân khác: thừa ngón, dính ngón, bàn tay khèo…

+ Nhóm kèm theo các dị tật về tiêu hóa: ruột xoay bất toàn, thoát vị bẹn… + Nhóm kèm theo các dị tật về tim mạch – hô hấp: hẹp hở van tim, dị dạng lồng ngực…

+ Nhóm kèm theo các dị tật về tiết niệu: ẩn tinh hoàn, phì đại âm vật… + Nhóm dị tật thần kinh - sọ mặt: sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy…

2.4.2. Đặc điểm lâm sàng của dị tật thừa ngón tay cái

Đặc điểm lâm sàng (không so sánh kích thước ngón cái đối với 03 trường hợp có dị tật ở cả 2 bàn tay)

+ Vị trí tay bị dị tật: tay phải, tay trái hay cả hai tay. + Kích thước ngón bờ quay so với bên lành:

Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% + Kích thước ngón bờ trụ so với bên lành:

Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% + Kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ:

Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%

-Cách đo chiều dài ngón tay cái: đo từ khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái đến đầu mút của ngón tay cái. Đo ở chính giữa phía mu ngón tay khi gấp khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái [3].

-Cách đo chu vi ngón tay cái: dùng thước chia minimet đo theo chu vi ở giữa của đốt gần ngón tay cái [3].

-Cách đo kích thước móng tay: dùng thước chia minimet đo theo chiều dài và chiều ngang tại vị trí chính giữa móng tay [3].

+ Trục của ngón: Ta chia lệch trục ngón ra làm 3 mức độ không lệch (<100), lệch vừa (100 -200) và lệch nhiều (>20o) theo thang điểm Tada [47].

Độ lệch trục của khớp đốt bàn – đốt ngón gần: chia ra 3 nhóm không lệch (<100), lệch vừa (100 -200) và lệch nhiều (>200).

Độ lệch trục của khớp liên đốt ngón: chia ra 3 nhóm không lệch (<100), lệch vừa (100 -200) và lệch nhiều (>200).

- Cách đo trục của ngón tay cái: đo ở tư thế trung bình, khớp cổ tay duỗi, ngón duỗi. Trục cẳng tay và trục dọc ngón giữa tạo nên một đường thẳng. Ngón cái khép vào ngón trỏ:

+ Trục của khớp đốt bàn – đốt ngón gần: dùng thước đo góc chuyên dụng đo góc tạo bởi xương đốt bàn ngón cái với xương đốt gần ngón cái phía bờ trụ trên phim xquang bàn tay, trục của thước đặt chính giữa trục xương [3].

+ Trục của khớp liên đốt ngón cái: dùng thước đo góc tạo bởi xương đốt gần và xương đốt xa ngón cái phía bờ trụ trên phim xquang bàn tay, trục của thước đặt chính giữa trục xương [3].

- Đặc điểm cận lâm sàng:

Thông qua kết quả chụp phim xquang xương bàn tay. Qua phim chụp xquang đánh giá:

+ Phân loại thừa ngón cái theo Hung L (mở rộng phân loại độ IV Wassel), gồm 4 loại IV-a, IV-b, IV-c, IV-d [30].

2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả phẫu thuật thừa ngón tay cái

2.4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật

- Thời gian phẫu thuật: được ghi lại trong hồ sơ bệnh án -Các tai biến do kỹ thuật mổ và do gây mê:

Chảy máu do tổn thương mạch máu, đứt dây thần kinh, tuần hoàn ngọn chi kém do garo quá lâu, tê bì, giảm cảm giác bàn tay… Các tai biến này được ghi nhận trong biên bản phẫu thuật và trong bệnh án nghiên cứu.

2.4.2.2. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật

-Thời gian bó bột (ngày): được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án tính từ lúc bó bột sau phẫu thuật đến khi tháo bột.

-Thời gian nằm viện (ngày): tính từ ngày BN phẫu thuật đến ngày BN ra viện. -Giảm đau sau phẫu thuật: được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án

Loại thuốc giảm đau được dùng: paracetamol, thuốc giảm đau khác Đường dùng giảm đau: truyền TM, đặt hậu môn, đường dùng khác Thời gian sử dụng thuốc giảm đau: dưới 3 ngày, 4 ngày trở lên

-Biến chứng sớm sau phẫu thuật: tính từ ngày phẫu thuật cho đến khi ra viện. Được ghi nhận bởi bác sĩ điều trị và ghi trong hồ sơ bệnh án.

+ Chảy máu vết mổ: vết mổ rỉ máu

+ Hoại tử ngón: ngón tay tím đen, mất cảm giác

+ Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ sưng nề, tấy đỏ, chảy dịch mủ. + Chèn ép bột: ngọn chi tê bì, căng tức, đau.

Đánh giá kết quả phẫu thuật khi bệnh nhân khám lại: theo thang điểm Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien [48].

Bảng 2. 1. Thang điểm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón tay cái theo Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien [48]

Đánh giá Điểm Vận động (khớp MPJ và IPJ) > 700 500 – 700 < 500 2 1 0 Khớp MPJ không vững Không Có 1 0 Lệch trục khớp MPJ < 100 100 – 200 > 200 2 1 0 Mức độ hài lòng của gia đình

Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận Kết quả chức năng hoặc thẩm mỹ được chấp nhận Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận

2 1 0 Kết quả: + Tốt: ≥ 6 điểm + Kém: ≤ 2 điểm + Khá: 3 - 5 điểm

- Cách đo tầm vận động của khớp: Đo ở tư thế trung bình, khớp cổ tay duỗi, ngón duỗi. Trục cẳng tay và trục dọc ngón giữa tạo nên một đường thẳng. Ngón cái khép tối đa qua gan tay, đồng thời gấp tất cả các khớp của ngón cái. Lúc đó ngón cái nằm vào lòng bàn tay. Dùng thước chuyên dụng đặt dọc theo phía bờ quay ngón cái đo khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái và khớp liên đốt ngón cái. Tầm vận động của ngón cái tính là tổng của hai góc trên [3].

- Cách đo độ vững của khớp: khớp mất vững là khi khớp không vững sang bên ≥ 50. Dùng thước đo góc đặt tại phía bờ quay của ngón cái tư thế bàn tay và các ngón duỗi, ngón cái dạng. Đo góc khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái khi đẩy ngón cái về phía bờ trụ [3].

- Cách đo độ lệch trục ngón cái: dùng thước đo góc tạo bởi xương đốt bàn và xương đốt gần ngón cái tư thế dạng ngón cái. Đo chính giữa mặt mu ngón tay [3].

+ Độ lệch trục của khớp liên đốt ngón: chia làm 3 nhóm không lệch (<100), lệch vừa (100 -200) và lệch nhiều (>200).

+ Thẩm mỹ ngón sau tạo hình so với ngón bên lành (đánh giá sau phẫu thuật ít nhất 02 tháng, không đánh giá 03 trường hợp thừa ngón cái bàn tay hai bên)

Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo wassel tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)