Nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP an bình (ABBank) chi nhánh TPHCM tuyền (Trang 68 - 69)

Thông tin tín dụng là một yếu tố quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, đây là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng. Nắm trong tay đầy đủ và chính xác thông tin của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng tốt hơn, đảm bảo chất lƣợng các khoản cho vay, đồng thời sẽ giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng. Để nâng cao đƣợc chất lƣợng thông tin tín dụng, Ngân hàng có thể thực hiện các việc:

- Thu thập thông tin khách hàng: đối với khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng thƣờng khai thác thông tin về khả năng tài chính thông qua tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, BCTC trong những năm gần đây. Tuy nhiên các BCTC này thƣờng do doanh nghiệp lập không qua cơ quan kiểm toán nên có thể không đủ và chính xác. Còn đối với khách hàng cá nhân, Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua tài sản đảm bảo và nguồn thu nhập của khách hàng. Nguồn thu nhập đƣợc xác minh qua tài khoản Ngân hàng, từ xác nhận của công ty, thuế nhà, thuế xe có công chứng. Nhƣng đôi khi những giấy tờ này không phản ánh đƣợc tình hình hiện tại của khách hàng. Do vậy đối với CBTD, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng thì cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn thứ cấp khác nhƣ:

 Từ những Ngân hàng mà khách hàng có quan hệ. Các Ngân hàng nên hợp tác với nhau trong việc chia sẻ thông tin để mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

 Các mối quan hệ của khách hàng nhƣ đối tác, đồng nghiệp,…

- Thu thập thông tin bên ngoài: không chỉ thu thập thông tin do khách hàng cung cấp, CBTD cũng phải khai thác thông tin bên ngoài liên quan đến việc kinh doanh của khách hàng: giá cả sản phẩm, TSĐB, tình hình cung cầu,... - Phân tích xử lý thông tin: Sau khi thu thập thông tin, CBTD cần tập trung

phân tích, đánh giá khách hàng dựa trên lƣợng thông tin đã có, đây sẽ là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định với nhu cầu của khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

- Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần quan tâm đến một loại thông tin khác, đó là đạo đức, uy tín, mối quan hệ xã hội của khách hàng. Những thông tin này phần lớn đƣợc đánh giá dựa cảm giá chủ quan của CBTD, do vậy CBTD cần phải có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén, khả năng quan sát, phán đoán, phân tích tốt thì mới đƣa ra những thông tin chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP an bình (ABBank) chi nhánh TPHCM tuyền (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)