1.2.4.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Chất lƣợng thông tin tín dụng chƣa tốt: Chất lƣợng của thông tin có tác động trực tiếp đến những quyết định của Ngân hàng. Nếu lƣợng thông tin không đủ, tính xác thực không cao cũng nhƣ không nắm hết những thông tin về khách hàng sẽ khiến Ngân hàng đƣa ra những quyết định sai lầm nhƣ cấp tín dụng cho khách hàng có khả năng hoàn trả kém, từ đó dẫn đến tỷ lệ rủi ro tín dụng tăng cao.
- Công tác kiểm tra nội bộ Ngân hàng chƣa hiệu quả: Trong Ngân hàng, kiểm tra nội bộ lúc nào cũng nhanh hơn thanh tra của Ngân hàng trung ƣơng. Việc kiểm tra thƣờng xuyên sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh, đề ra đƣợc các biện pháp nhanh chóng. Ngƣợc lại, Ngân hàng sẽ khó nhận biết đƣợc sai sót của cán bộ nhân viên tín dụng, khiến Ngân hàng có thể chịu những tổn thất lớn.
- Do cán bộ Ngân hàng chƣa chấp hành đúng quy trình cho vay nhƣ: không đánh giá đầy đủ, chính xác khách hàng trƣớc khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vƣợt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay chƣa tốt, xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.
- Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cấp tín dụng: Ngân hàng không chỉ nên tập trung vào quá trình trƣớc khi cấp tín dụng cho khách hàng mà phải lƣu ý đến quá trình kiểm tra, kiểm soát món tín dụng sau khi cho vay. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng nhằm đảm bảo sự tuân thủ của khách hàng đối với các khoản đã đề ra trong hợp đồng, phát hiện những vấn đề và kịp thời đề ra phƣơng án xử lý.
- Cán độ thiếu đạo đức: Vấn đề đạo đức đối với mỗi cán bộ nhân viên rất quan trọng, đặc biệt là trong Ngân hàng, vì những nhân viên này là những ngƣời trực tiếp thực hiện các nhu cầu về tiền bạc cho khách hàng nhƣ giải
ngân, thu nợ, cầm cố,.... Cán bộ Ngân hàng nếu thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh thì có thể sẽ thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả, nâng giá tài sản đảm bảo, giả giấy tờ của khách hàng để rút tiền,… Do đó có thể thấy, nếu Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên trung thực, trách nhiệm, không tham lam thì vấn đề về rủi ro tín dụng sẽ hạn chế tốt hơn
- Sự hợp tác của các Ngân hàng thiếu sự liên kết: các NHTM vẫn luôn cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là các Ngân hàng không hợp tác với nhau để phát triển tốt hơn. Khi hợp tác với nhau, các Ngân hàng có thể trao đổi thông tin của khách hàng, nâng cao đƣợc chất lƣợng thông tin. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng có thể dẫn đến việc quá trình thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa. Nhiều Ngân hàng khi quá chú tâm vào lợi nhuận sẽ chấp nhận rủi ro, cấp những khoản vay có lợi nhuận cao nhƣng lại không an toàn.
- Quy trình cấp tín dụng chƣa chặt chẽ, còn sơ hở trong quá trình xét duyệt hồ sơ, thủ tục. Khi quy trình có sự thay đổi, CBNV đôi khi không đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng, dẫn đến những sai lầm trong quá trình thực hiện, gây ra rủi ro tín dụng.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng lỏng lẽo. Các Ngân hàng chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cạnh tranh với các NHTM khác nên đã nới lỏng chính sách tín dụng, cho vay những khách hàng không đủ điều kiện hay có lịch sử tín dụng không tốt. Việc cho vay không có sự chọn lọc nhƣ vậy sẽ làm tăng tỷ lệ bị vỡ nợ của Ngân hàng, mức độ rủi ro tăng cao, dễ dàng gây ra tổn thất cho chính Ngân hàng.
1.2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành SXKD của lãnh đạo còn hạn chế: Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, khả năng kinh doanh của ban lãnh đạo là một vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành trong
lĩnh vực kinh doanh đang tham gia thì sẽ là một rủi ro tiềm ẩn khá lớn dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đây là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng khó lƣờng trƣớc và không thể tránh khỏi.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Khi giải ngân cho khách hàng, Ngân hàng rất quan tâm đến việc mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Khách hàng thƣờng phải có phƣơng án sử dụng và hoàn trả cụ thể thì mới đƣợc Ngân hàng cho vay. Cán bộ tín dụng sẽ xem xét dựa trên thông tin mà hách hàng cung cấp mới quyết định sẽ cho khách hàng vay bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không thể nào hoàn toàn kiểm soát đƣợc hoạt động của khách hàng. Có những khách hàng có ý sử dụng sai mục đích nên không đảm bảo đƣợc việc trả nợ, gây tổn thất và mất uy tín cho Ngân hàng.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc SXKD thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm...dẫn tới sản phẩm thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trƣờng khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.
- Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ: Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của khách hàng, nên cán bộ thẩm định sẽ khó phát hiện. Khi khách hàng đã có ý định lừa đảo thì các thông tin cá nhân sẽ đƣợc che đậy, ngụy tạo để dễ chiếm đƣợc lòng tin của Ngân hàng. Cán bộ thẩm định cần có sự nhạy bén, đồng thời quy trình tín dụng chặt chẽ, sự tuân thủ nghiêm ngặt của các CBNV để nhận biết đƣợc những khách hàng có ý đồ không tốt này.
1.2.4.3. Nguyên nhân khác
- Do sự thay đổi bất thƣờng của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định.... khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp.
- Do môi trƣờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát đƣợc các hiện tƣợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
- Do sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nƣớc gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.
- Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng nhƣ công nghệ Ngân hàng.
- Do sự biến động của kinh tế nhƣ suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hƣởng tới doanh nghiệp cũng nhƣ Ngân hàng.
- Sự bất bình đẳng trong đối sử của Nhà nƣớc dành cho các NHTM khác nhau.
- Chính sách Nhà nƣớc chậm thay đổi hoặc chƣa phù hợp với tình hình phát triển đất nƣớc.
1.2.5. Hậu quả của rủi ro rín dụng
- Đối với Ngân hàng:
Ngân hàng thƣờng đƣợc gọi là ngành kinh doanh rủi ro, vì Ngân hàng hoạt động dựa trên kinh doanh tiền tệ. Không chỉ gánh chịu những rủi ro trang quá trình kinh doanh mà Ngân hàng còn chịu rủi ro từ bên ngoài. Rủi ro tín dụng sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng mà trƣớc tiên là làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, Ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của Ngân hàng trên thị trƣờng tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của Ngân hàng, điều này sẽ ảnh hƣởng đến tâm lý đối tác của Ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Đối với hệ thống Ngân hàng
Các Ngân hàng thƣơng mại không chỉ hoạt động độc lập mà còn có mối liên hệ mật thiết với hệ thống Ngân hàng, các tổ chức kinh tế, xã hội cũng nhƣ là các cá nhân trong nền kinh tế. Do đó khi một Ngân hàng mất khả năng thanh toán, thậm chí dẫn đến phá sản, việc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống Ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Với tâm lý sợ mất tiền, ngƣời dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại Ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền, việc này sẽ đẩy những Ngân hàng khác cũng rơi vào tình trạng tƣơng tự. Để tránh trƣờng hợp này xảy ra, Ngân hàng nhà nƣớc và Chính phủ phải có sự can thiệp kịp thời để ổn định tâm lý của ngƣời dân.
- Đối với nền kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan đến các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chƣa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trƣờng tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp SXKD, làm ảnh hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc về hạn chế rủi ro tín dụng 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
- Thứ nhất, cần duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng và phục vụ nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là Ngân hàng hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng, đồng thời khách hàng sẽ có đƣợc một nguồn hỗ trợ lâu dài với dịch vụ tín dụng.
- Thứ hai, chú trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Quá trình thẩm định sơ sài, cắt giảm hoặc làm tắt các bƣớc đều sẽ dẫn đến các khoản nợ xấu. Bộ phận thẩm định cần đánh giá đúng tình trạng của từng khách hàng hơn là dựa vào các phƣơng pháp và công thức tự động
- Thứ ba, cần yêu cầu khách hàng chứng tỏ đƣợc kinh nghiệm của mình trong quá trình kinh doanh, cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là TSĐB có cần thiết hay không để tạo ra động lực trả nợ cho khách hàng đối với khoản vay.
- Thứ tư, quyết định cho vay nên đƣợc tập trung cho một cán bộ hoặc một nhóm để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát.
- Thứ năm, luôn theo dõi các khoản vay để sớm phát hiện những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tƣơng lai. Cách tốt nhất để xác định các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.
- Thứ sáu, việc tìm các các phƣơng pháp thu hồi nợ quan trọng hơn việc tất toán các khoản nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay, vì thu hồi nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động có thể hiệu quả hơn là phải tất toán tài sản.
1.3.2. Kinh nghiệm Ngân hàng ANZ Australia
- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.
- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lƣờng rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:
Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lƣợc quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.
Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng đƣợc chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận
kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ
Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng đƣợc đƣa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.
- Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị trƣờng tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đều đƣợc giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trƣờng. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 1 trình bày lý thuyết về hoạt động tín dụng cũng nhƣ là rủi tro tín dụng trong Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông qua việc trình bày các khái niệm, phân loại cũng nhƣ đặc điểm, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, tác động của rủi ro đến Ngân hàng, bài viết sẽ cung cấp cơ sở lý luận để phân tích trong chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 2 sẽ trình bày những tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình cũng nhƣ chi nhánh Tp Hồ Chí Minh. Sau đó phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua, từ đó thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc, các hạn chế còn tồn tại trong Ngân hàng.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình và chi nhánh TP Hồ Chí Minh 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình
- Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đƣợc thành lập vào năm 1993 theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Đến nay sau hơn 25 năm phát triển, Ngân hàng ABBANK đƣợc đánh giá là một trong những Ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định. Với vốn điều lệ khi thành lập là 1 tỷ đồng, hiện nay vốn điều lệ của ABBank đạt 5319 tỷ đồng, mạng lƣới mở rộng tăng từ 146 điểm giao dịch lên 165 điểm giao dịch với 35 chi nhánh, 130 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm tại 34 tỉnh thành trên cả nƣớc.
Với sự hỗ trợ và liên kết từ các cổ đông chiến lƣợc trong nƣớc là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) và cổ đông nƣớc ngoài là Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), ABBank đang tiến gần hơn với mục tiêu trở thành