1.2.3.1. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, ngƣời vay không có khả năng trả đƣợc nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho ngƣời cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ đƣợc xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nếu Ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì Ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngƣợc lại.
Theo thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của NHNN thì nợ đƣợc phân loại thành 5 nhóm:
1) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm:
- Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 0% 2) Nhóm 2: Nợ cần chú ýbao gồm:
- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; - Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 5% 3) Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;
- Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tƣợng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
Nợ đƣợc bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay đƣợc sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
Nợ không có bảo đảm hoặc đƣợc cấp với điều kiện ƣu đãi hoặc giá trị vƣợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tƣợng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vƣợt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
Nợ có giá trị vƣợt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trƣờng hợp đƣợc phép vƣợt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài;
Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài.
- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; - Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 20% 4) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 50% 5) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;
- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 100%
1.2.3.2. Nợ xấu
Nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi đƣợc do DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, DN mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.
Nợ xấu đƣợc phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
Nhƣ đã trình bày ở trên, nợ quá hạn đƣợc phân làm 5 nhóm tùy thuộc vào thời gian quá hạn của nợ, trong đó, nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 đƣợc xem là nợ xấu, gồm: Nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn.
1.2.3.3. Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một Ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của Ngân hàng xảy ra trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ đƣợc xếp vào nhóm 5.
Dự phòng tín dụng đƣợc tính trên số dƣ nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng đƣợc tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sử dụng dự phòng đƣợc sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trƣớc, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi Ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hƣởng đến thu nhập ròng. Chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:
Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD đƣợc trích lập/ Tổng dƣ nợ cho kỳ báo cáo.
Hệ số khả năng bù đắp cho các khoản vay bị mất = Dự phòng RRTD đƣợc trích lập/ Dƣ nợ bị xóa.
Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng = Dự phòng RRTD đƣợc trích lập/ Nợ quá hạn khó đòi.
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 1.2.4.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Chất lƣợng thông tin tín dụng chƣa tốt: Chất lƣợng của thông tin có tác động trực tiếp đến những quyết định của Ngân hàng. Nếu lƣợng thông tin không đủ, tính xác thực không cao cũng nhƣ không nắm hết những thông tin về khách hàng sẽ khiến Ngân hàng đƣa ra những quyết định sai lầm nhƣ cấp tín dụng cho khách hàng có khả năng hoàn trả kém, từ đó dẫn đến tỷ lệ rủi ro tín dụng tăng cao.
- Công tác kiểm tra nội bộ Ngân hàng chƣa hiệu quả: Trong Ngân hàng, kiểm tra nội bộ lúc nào cũng nhanh hơn thanh tra của Ngân hàng trung ƣơng. Việc kiểm tra thƣờng xuyên sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh, đề ra đƣợc các biện pháp nhanh chóng. Ngƣợc lại, Ngân hàng sẽ khó nhận biết đƣợc sai sót của cán bộ nhân viên tín dụng, khiến Ngân hàng có thể chịu những tổn thất lớn.
- Do cán bộ Ngân hàng chƣa chấp hành đúng quy trình cho vay nhƣ: không đánh giá đầy đủ, chính xác khách hàng trƣớc khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vƣợt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay chƣa tốt, xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.
- Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cấp tín dụng: Ngân hàng không chỉ nên tập trung vào quá trình trƣớc khi cấp tín dụng cho khách hàng mà phải lƣu ý đến quá trình kiểm tra, kiểm soát món tín dụng sau khi cho vay. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng nhằm đảm bảo sự tuân thủ của khách hàng đối với các khoản đã đề ra trong hợp đồng, phát hiện những vấn đề và kịp thời đề ra phƣơng án xử lý.
- Cán độ thiếu đạo đức: Vấn đề đạo đức đối với mỗi cán bộ nhân viên rất quan trọng, đặc biệt là trong Ngân hàng, vì những nhân viên này là những ngƣời trực tiếp thực hiện các nhu cầu về tiền bạc cho khách hàng nhƣ giải
ngân, thu nợ, cầm cố,.... Cán bộ Ngân hàng nếu thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh thì có thể sẽ thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả, nâng giá tài sản đảm bảo, giả giấy tờ của khách hàng để rút tiền,… Do đó có thể thấy, nếu Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên trung thực, trách nhiệm, không tham lam thì vấn đề về rủi ro tín dụng sẽ hạn chế tốt hơn
- Sự hợp tác của các Ngân hàng thiếu sự liên kết: các NHTM vẫn luôn cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là các Ngân hàng không hợp tác với nhau để phát triển tốt hơn. Khi hợp tác với nhau, các Ngân hàng có thể trao đổi thông tin của khách hàng, nâng cao đƣợc chất lƣợng thông tin. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng có thể dẫn đến việc quá trình thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa. Nhiều Ngân hàng khi quá chú tâm vào lợi nhuận sẽ chấp nhận rủi ro, cấp những khoản vay có lợi nhuận cao nhƣng lại không an toàn.
- Quy trình cấp tín dụng chƣa chặt chẽ, còn sơ hở trong quá trình xét duyệt hồ sơ, thủ tục. Khi quy trình có sự thay đổi, CBNV đôi khi không đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng, dẫn đến những sai lầm trong quá trình thực hiện, gây ra rủi ro tín dụng.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng lỏng lẽo. Các Ngân hàng chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cạnh tranh với các NHTM khác nên đã nới lỏng chính sách tín dụng, cho vay những khách hàng không đủ điều kiện hay có lịch sử tín dụng không tốt. Việc cho vay không có sự chọn lọc nhƣ vậy sẽ làm tăng tỷ lệ bị vỡ nợ của Ngân hàng, mức độ rủi ro tăng cao, dễ dàng gây ra tổn thất cho chính Ngân hàng.
1.2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành SXKD của lãnh đạo còn hạn chế: Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, khả năng kinh doanh của ban lãnh đạo là một vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành trong
lĩnh vực kinh doanh đang tham gia thì sẽ là một rủi ro tiềm ẩn khá lớn dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đây là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng khó lƣờng trƣớc và không thể tránh khỏi.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Khi giải ngân cho khách hàng, Ngân hàng rất quan tâm đến việc mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Khách hàng thƣờng phải có phƣơng án sử dụng và hoàn trả cụ thể thì mới đƣợc Ngân hàng cho vay. Cán bộ tín dụng sẽ xem xét dựa trên thông tin mà hách hàng cung cấp mới quyết định sẽ cho khách hàng vay bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không thể nào hoàn toàn kiểm soát đƣợc hoạt động của khách hàng. Có những khách hàng có ý sử dụng sai mục đích nên không đảm bảo đƣợc việc trả nợ, gây tổn thất và mất uy tín cho Ngân hàng.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc SXKD thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm...dẫn tới sản phẩm thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trƣờng khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.
- Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ: Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của khách hàng, nên cán bộ thẩm định sẽ khó phát hiện. Khi khách hàng đã có ý định lừa đảo thì các thông tin cá nhân sẽ đƣợc che đậy, ngụy tạo để dễ chiếm đƣợc lòng tin của Ngân hàng. Cán bộ thẩm định cần có sự nhạy bén, đồng thời quy trình tín dụng chặt chẽ, sự tuân thủ nghiêm ngặt của các CBNV để nhận biết đƣợc những khách hàng có ý đồ không tốt này.
1.2.4.3. Nguyên nhân khác
- Do sự thay đổi bất thƣờng của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định.... khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp.
- Do môi trƣờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát đƣợc các hiện tƣợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
- Do sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nƣớc gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.
- Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng nhƣ công nghệ Ngân hàng.
- Do sự biến động của kinh tế nhƣ suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hƣởng tới doanh nghiệp cũng nhƣ Ngân hàng.
- Sự bất bình đẳng trong đối sử của Nhà nƣớc dành cho các NHTM khác nhau.
- Chính sách Nhà nƣớc chậm thay đổi hoặc chƣa phù hợp với tình hình phát triển đất nƣớc.
1.2.5. Hậu quả của rủi ro rín dụng
- Đối với Ngân hàng:
Ngân hàng thƣờng đƣợc gọi là ngành kinh doanh rủi ro, vì Ngân hàng hoạt động dựa trên kinh doanh tiền tệ. Không chỉ gánh chịu những rủi ro trang quá trình kinh doanh mà Ngân hàng còn chịu rủi ro từ bên ngoài. Rủi ro tín dụng sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng mà trƣớc tiên là làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị