1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
- Thứ nhất, cần duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng và phục vụ nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là Ngân hàng hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng, đồng thời khách hàng sẽ có đƣợc một nguồn hỗ trợ lâu dài với dịch vụ tín dụng.
- Thứ hai, chú trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Quá trình thẩm định sơ sài, cắt giảm hoặc làm tắt các bƣớc đều sẽ dẫn đến các khoản nợ xấu. Bộ phận thẩm định cần đánh giá đúng tình trạng của từng khách hàng hơn là dựa vào các phƣơng pháp và công thức tự động
- Thứ ba, cần yêu cầu khách hàng chứng tỏ đƣợc kinh nghiệm của mình trong quá trình kinh doanh, cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là TSĐB có cần thiết hay không để tạo ra động lực trả nợ cho khách hàng đối với khoản vay.
- Thứ tư, quyết định cho vay nên đƣợc tập trung cho một cán bộ hoặc một nhóm để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát.
- Thứ năm, luôn theo dõi các khoản vay để sớm phát hiện những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tƣơng lai. Cách tốt nhất để xác định các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.
- Thứ sáu, việc tìm các các phƣơng pháp thu hồi nợ quan trọng hơn việc tất toán các khoản nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay, vì thu hồi nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động có thể hiệu quả hơn là phải tất toán tài sản.
1.3.2. Kinh nghiệm Ngân hàng ANZ Australia
- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.
- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lƣờng rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:
Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lƣợc quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.
Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng đƣợc chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận
kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ
Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng đƣợc đƣa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.
- Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị trƣờng tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đều đƣợc giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trƣờng. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 1 trình bày lý thuyết về hoạt động tín dụng cũng nhƣ là rủi tro tín dụng trong Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông qua việc trình bày các khái niệm, phân loại cũng nhƣ đặc điểm, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, tác động của rủi ro đến Ngân hàng, bài viết sẽ cung cấp cơ sở lý luận để phân tích trong chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 2 sẽ trình bày những tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình cũng nhƣ chi nhánh Tp Hồ Chí Minh. Sau đó phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua, từ đó thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc, các hạn chế còn tồn tại trong Ngân hàng.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình và chi nhánh TP Hồ Chí Minh 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình
- Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đƣợc thành lập vào năm 1993 theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Đến nay sau hơn 25 năm phát triển, Ngân hàng ABBANK đƣợc đánh giá là một trong những Ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định. Với vốn điều lệ khi thành lập là 1 tỷ đồng, hiện nay vốn điều lệ của ABBank đạt 5319 tỷ đồng, mạng lƣới mở rộng tăng từ 146 điểm giao dịch lên 165 điểm giao dịch với 35 chi nhánh, 130 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm tại 34 tỉnh thành trên cả nƣớc.
Với sự hỗ trợ và liên kết từ các cổ đông chiến lƣợc trong nƣớc là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) và cổ đông nƣớc ngoài là Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), ABBank đang tiến gần hơn với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
- Mục tiêu chiến lược của Abbank
Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ
Sứ mệnh: Cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu khách hàng
Tôn chỉ hoạt động:
+ Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt;
+ Tăng trƣởng lợi ích cho cổ đông;
+ Hƣớng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của Ngân hàng;
+ Đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài - Giá trị cốt lõi:
Hƣớng đến kết quả Nỗ lực, cống hiến hết sức mình cho mục tiêu đề ra Đƣa ra giải pháp trong mọi tình huống với thời gian nhanh nhất, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất
Trách nhiệm Hiểu rõ và duy trì tinh thần trách nhiệm không chỉ ở bản thân và cho cả ngƣời khác để đạt đƣợc các kết quả nhất quán với định hƣớng của tổ chức
Sáng tạo có giá trị gia tăng Luôn làm mới các giải pháp từ việc kết hợp giữa giá trị hiện có và ý tƣởng mới Tiếp cận vấn đề theo hƣớng độc đáo Tạo ra sự khác biệt để gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng của ABBANK
Thân thiện - Đồng cảm Luôn giao tiếp chân thành Chủ động, cởi mở với ngƣời khác Tin tƣởng và tôn trọng ngƣời trong và ngoài ABBANK
Tinh thần phục vụ Xác định và biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng thân thiết Luôn hƣớng tới sự hợp tác lâu dài thông qua việc chia sẻ và cung cấp giải pháp có lợi cho đôi bên Luôn phục vụ khách hàng với tinh thần phục vụ cao nhất
Với tầm nhìn là trở thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, ABBank cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng An bình còn hƣớng tới sự khác biệt về định hƣớng kinh doanh chắc chắn, xây dựng các biện pháp và phòng tuyến kiểm soát rủi ro hiệu quả cùng với ý thức đổi mới nâng cao cả về chất lƣợng, dịch vụ, đầu tƣ hạ tầng cơ sở hiện đại nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, đảm bảo lợi ích và quyền lợi cổ đông, khách hàng, xã hội và cán bộ nhân viên của ABBank.
Các hoạt động củ yếu của Ngân hàng hiện nay là:
Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn dƣới các hình thức tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn nhằm mục đích phát triển kinh tế.
Bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
Chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
Góp vốn, liên doanh.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ Ngân hàng khác.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng An Bình chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Quá trình hình thành
Chi nhánh TP.HCM là chi nhánh cấp 1 hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh ra đời theo quyết định số 1061/NHTP2002 vào ngày 7/2/2000 của Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc. Với lợi thế ở khu trung tâm, chi nhánh TP.HCM thu hút đƣợc những khách hàng tiềm năng đến với Ngân hàng, góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng ABBank
- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2. 1 Tình hình huy động vốn của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tiền gửi của khách
hàng
6.224.516 74,05% 6.737.576 69,63% 7.560.855 66,54%
Tổng nguồn vốn 8.405.996 100% 9.676.103 100% 11.362.583 100% Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
năm 2015 – 2017
Bảng 2. 2 So sánh tăng trưởng huy động vốn
Chỉ tiêu So sánh năm 2016 - 2015 So sánh năm 2017 - 2016 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%)
Tiền gửi của
khách hàng 513.060 8,24% 823.278 12,22% Vốn khác 757.047 34,70% 863.202 29,38%
Tổng nguồn vốn 1.270.107 15,11% 1.686.480 17,43% Nhìn chung, nguồn vốn của chi nhánh tăng, tốc độ tăng trƣởng tăng từ 15,11% năm 2016 đến 17,43% năm 2017. Qua bảng số liệu 2.1 và 2.2 có thể thấy vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2015 nguồn vốn của chi nhánh là là 8.405.996 triệu đồng; sang năm 2016 đạt 9.676.103 triệu, tăng 15,11% so với năm 2015; con số này đạt 11.362.583 triệu vào năm 2017 với tốc độ tăng 17,43% so với năm 2016. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2015 nguồn vốn huy động từ khách hàng là 6.224.516 triệu, năm 2016 chỉ tăng thêm 513.060 triệu ứng với tốc độ tăng trƣởng là 8,24%; sang năm 2017, vốn huy động từ khách hàng tăng nhanh hơn với tốc độ 12,22%, đạt 7.560.855 triệu. Mặc dù tốc độ tăng của loại vốn huy động này năm 2017 nhanh hơn năm 2016 nhƣng tỷ trọng lại có xu hƣớng giảm, cho thấy bên cạnh việc nhận tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng đang có những nguồn huy động khác, góp phần làm giảm rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động khác nhƣ phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ, ủy thác,… lại có sự tăng trƣởng vƣợt bật. Tuy nhiên trong nguồn vốn khác này cũng bao gồm các khoản nợ phải trả
nên sự tăng trƣởng này chỉ là nhất thời mà không ổn định. Qua đó thấy đƣợc trong những năm vừa qua, chi nhánh đã phát huy khá tốt vai trò huy động tiền gửi của mình, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động tín dụng.
Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi Ngân hàng, nhƣng đồng thời đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro mà Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ để hạn chế những tổn thất ở mức tối thiểu nhất.
Bảng 2. 3 Kết quả hoạt động cho vay của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh năm 2016 - 2015 So sánh năm 2017 - 2016 2015 2016 2017 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Cho vay khách hàng 4.018.990 5.173.502 6.227.324 1.154.512 28,73% 1.053.822 20,37% Dự phòng rủi ro -50.027 -76.250 -85.161 -26.222 52,42% -8.910 11,69% Tổng doanh số cho vay 3.968.963 5.097.252 6.142.163 1.128.289 28,43% 1.044.911 20,50%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017
Kết quả hoạt động cho vay của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đƣợc thống kê qua bản 2.3. Trong những năm qua, doanh số cho vay tăng liên tục. Năm 2015, dƣ nợ là 3.968.963 triệu; con số này đạt 5.097.252 triệu vào năm 2016, tăng 26.83%
tƣơng đƣơng tăng 1.078.261 triệu đồng so với năm 2015; sang năm 2017, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 6.142.163 triệu với tốc độ tăng trƣởng là 20,50%.
Ngân hàng chủ yếu cho vay các ngành nghề nhƣ buôn bán, xây dựng, vận tải,…Mặc dù hoạt động cho vay của Ngân hàng không có quy mô lớn nhƣ của các Ngân hàng khác nhƣng phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Năm 2016, ABBank thành lập khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ, mang lại nhiều sản phẩm cho vay phong phú, đa dạng đối với nhóm khách hàng tiềm năng này.
Hiệu quả kinh doanh
Bảng 2. 4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) TỔNG THU NHẬP 583.388 100% 650.435 100% 786.725 100% Thu từ lãi 531.733 91,15% 577.213 88,74% 700.992 89,10%
Thu ngoài lãi 29.346 5,03% 43.857 6,74% 51.852 6,59%
Thu nhập khác 22.309 3,82% 29.365 4,51% 33.881 4,31%
TỔNG CHI 569.392 100,00% 612.942 100,00% 706.265 100,00%
Chi trả lãi 316.018 55,50% 344.256 56,16% 419.608 59,41%
Chi ngoài lãi 167.158 29,36% 185.580 30,28% 224.438 31,78%
Chi dự phòng 86.216 15,14% 83.106 13,56% 62.220 8,81%
LỢI NHUẬN TRƢỚC
THUẾ
13.996 37.493 80.460
Bảng 2. 5 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh năm 2016 - 2015 So sánh năm 2017 - 2016 TỔNG THU NHẬP 11,49% 20,95%
Thu từ lãi 8,55% 21,44%
Thu ngoài lãi 49,45% 18,23%
Thu nhập khác 31,63% 15,38%
TỔNG CHI 7,65% 15,23%
Chi trả lãi 8,94% 21,89%
Chi ngoài lãi 11,02% 20,94%
Chi dự phòng -3,61% -25,13%
LỢI NHUẬN
TRƢỚC THUẾ 167,89% 114,60%
Từ bảng 2.4 và 2.5, có thể thấy về thu nhập, thu nhập của Ngân hàng tăng khá nhanh, với thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là thu nhập từ lãi, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập. Năm 2015, thu nhập từ lãi là 531.733 triệu tƣơng ứng với 91,15%; sang năm 2016, thu nhập này chiếm 88,74% tổng thu nhập ứng với 577.213 triệu đồng; con số này năm 2017 là 700.992 triệu tổng thu nhập, chiếm 89,10%. Điều này cho thấy nguồn thu của chi nhánh đến từ hoạt động cho vay, và việc này khá rủi ro do khi mà các khoản cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi và thu nhập khác tăng nhƣng tốc độ tăng năm 2017 giảm gần nhƣ một nửa so với tốc độ tăng năm 2016. Ngân hàng nên chú trọng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ khác ngoài cho vay khi
mà kiếm lời từ các dịch vụ mới là hƣớng mà các Ngân hàng hiện đại nên hƣớng tới và cũng để dàn trải rủi ro của hoạt động. Chi phí của Ngân hàng cũng có xu hƣớng tăng nhƣng với tốc độ chậm hơn thu nhập. Các khoản chi phí chủ yếu đến từ việc trả lãi cho khách hàng. Năm 2015, chi phí trả lãi chiếm 55,5% tổng chi phí và tăng lên vào các năm 2016 và 2017, đạt 419.608 triệu tƣơng ứng với 59,41% năm 2017.
Ngoài ra, chi phí ngoài lãi cũng tăng từ 29,36 % năm 2015 lên 31,78 % tổng chi phí năm 2017. Chỉ có chi phí dự phòng giảm với tốc độ khá nhanh so với năm 2016, cho thấy khả năng thu hồi các khoản vay của chi nhánh đã có sự tiến bộ, việc sử dụng chi phí dự phòng để bù đắp các khoản vay đã đƣợc hạn chế, góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh năm 2017 là 80.460 triệu đồng, tăng 114,60% so với năm 2016, nhƣng tốc độ tăng lại giảm nếu