Kiến nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 97 - 107)

8. Bố cục luận văn:

3.3. Kiến nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

– Cần phải có thái độ tích cực xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho ngân hàng, hướng dẫn và điều hành cho các bộ phận chức năng điều khiển quản lý phù hợp với khung kiểm soát nội bộ. Chủ động xây cho mình một mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn.

– Cần chuẩn hóa hệ thống nhận diện và triển khai toàn diện trên hệ thống nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Ngân hàng Công thương Việt Nam.

– Hệ thống core Sunshine còn đang trong quá trình hoàn thiện, do đó ngoài việc cập nhật, sửa đổi để phù hợp với thực tế của người dùng, Ngân hàng Công thương Việt Nam cần có những giải pháp khắc phục những lỗi tạm thời, tăng cường hệ thống hỗ trợ hơn nữa để đảm bảo được mục tiêu giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch, đảm bảo rà soát được rủi ro và chỉ tiêu kinh doanh.

– Hiện nay, nguồn văn bản, quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam khá nhiều và gây khó hiểu, khi phát sinh trong tác nghiệp làm mất thời gian rà soát và nghiên cứu.

– Bên cạnh đó, hiện có quá nhiều màn hình thông tin khai báo, cũng như việc duyệt qua nhiều bộ phận nhưng chưa thực sự đảm bảo được hồ sơ giấy và hệ thống phù hợp.

– Trụ sở chính và các phòng ban kiểm tra khu vực cũng cần phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trong công tác kiểm soát trong và sau khi cho vay. Đồng thời, có những buổi phổ biến, trao đổi học tập kinh nghiệm những trường hợp thiếu sót, sai phạm đã được Trụ sở chính giải quyết từ các chi nhánh để cùng rút kinh nghiệm và có hướng chỉnh sửa.

– Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, KSNB định kỳ và đột xuất tại chi nhánh để đánh giá kịp thời, khách quan đảm bảo sự tuân thủ các quy trình, quy định, cơ chế kiểm soát được thiết lập, rà soát các báo cáo hoạt động, hiệu quả của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận về hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại chương 1 và kết hợp việc phân tích, đánh giá thực trạng của VietinBank – CN TP.HCM ở chương 2. Tác giả đã nêu ra các ý kiến nhằm hoàn thiện hơn hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và VietinBank – CN TP.HCM nói riêng. Nội dung bao gồm: những giải pháp đối với VietinBank – CN TP.HCM và kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam, những giải pháp này đều được dựa vào thực tế của tác giả đang hoạt động tại chi nhánh với mong muốn được khắc phục được những hạn chế đang tồn tại ở Vietinbank – CN TP.HCM.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng tạo ra lợi nhuận, chính vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, ngoài việc đảm bảo được mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng còn giúp phòng ngừa, phát hiện các rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chưa tồn tại một hệ thống KSNB hoạt động tín dụng hoàn hảo để hạn chế và ngăn ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Do đó, việc duy trì, phát triển một hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và VietinBank – CN TP.HCM nói riêng là một công việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa nhằm mang lại sự phát triển an toàn, bền vững cho cả hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Chính vì thế, công tác KSNB hoạt động tín dụng cũng cần phải được đặt vào một vị trí đúng với tầm quan trọng của nó, Ngân hàng cần xem xét và có những chủ trương, chỉ đạo quyết liệt trong việc hoàn thiện hệ thống KSNB cũng như nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Trong quá trình tìm hiểu dựa trên những kiến thức vào hệ thống KSNB hoạt động tín dụng kết hợp với sự nghiên cứu tình hình thực tế tại VietinBank – CN TP.HCM, tác giả đã có những đánh giá về những mặt hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống KSNB hoạt động tín dụng.

Việc KSNB hoạt động tín dụng là vấn đề khá phức tạp, rất khó để nghiên cứu

một cách đầy đủ, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự hướng từ TS. Hoàng Thị Thanh Hằng, sự nhiệt tình hỗ trợ của các anh/chị/em đồng nghiệp,

rất hy vọng đã mang lại cái nhìn rõ nhất cũng như có thể góp phần hoàn thiện hơn hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại VietinBank – CN TP.HCM. Tác giả rất mong các nhận xét, đóng góp tích cực từ phía các thầy cô nhằm có thể hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh 2012, ‘Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn liền với rủi ro tại hệ thống các Ngân hàng TMCP trong giai đoạn hiện nay’, Tạp chí

Ngân hàng, số 24 tháng 12/2012, trang 20 – 26.

2. Học viện chuyên gia, Kiểm soát nội bộ theo chuẩn COSO 2013 , truy cập tại http://hocvienchuyengia.vn/Portfolio/kiem-soat-noi-bo-coso-2013/,[truy cập ngày 20/07/2017].

3. Huỳnh Kiều Uyên 2012, Đánh giá thực trạng kiểm toán nội bộ hoạt động

tín dụng tại ACB, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

4. NHCT 2014, Quy định nội bộ số: 14708/TGĐ-NHCT17 ngày

24/10/2014 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam về quy tắc làm việc trong bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ.

5. NHCT 2016, Quyết định nội bộ số: 1289/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 23/12/2016 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc phân công nhiệm vụ của các phòng ban.

6. NHCT 2016, Thông báo nội bộ số: 1817/TB-TGĐ-NHCT17 ngày 9/10/2015 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc triển khai ứng dụng mô hình 3 vòng kiểm soát trong hoạt động quản lý rủi ro tại NHCT.

7. NHNN Việt Nam 2005, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam v/v “ ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”

8. NHNN Việt Nam 2007 , khoản 3, Điều 1 Quyết định

18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ.

9. NHNN Việt Nam 2011, Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 về quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

10. NHNN Việt Nam 2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà Nước về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

11. Nhóm tác giả biên soạn: PGS.TS Lý Hoàng Ánh, PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn, ThS.NCS.GCV Nguyễn Quốc Anh, ThS.NCS Dương Ngọc Hào và

ThS.NCS.GV Nguyễn Thị Hiền 2014, Giáo trình Thẩm định Tín dụng , NXB Kinh tế TPHCM.

12. Phan Hoàng Hảo 2015, Tính hữu hiệu của Kiểm soát nội bộ hoạt động

tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân

hàng TP.Hồ Chí Minh.

13. Phạm Quang Huy 2014, ‘Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh’, Phát triển&hội nhập, số 15 (25) ( tháng 03 – 04/2014) , trang 29 – 33.

14. Thùy linh và Việt Trinh 2014, Quy trình rủi ro tín dụng và thẩm định Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

15. TS. Hồ Diệu 2003, Tín dụng Ngân hàng, tái bản lần 1, NXB Thống kê, Hà Nội.

B. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Basel Committee on Banking Supervision 2000, Principles for the Management of Credit Risk, Switzerland: Bank for International Settlements.

2. COSO 1992 - Framework Guidance on COSO

3. COSO 2013 Guidance on COSO Website. IFAC (2012), “Evaluating and Improving Internal Control in Organizations”, Journal of Accounting

4. Manson, Bernard. 1992, The Practitioner's Guide to Interest Rate Risk Management, From Better World Books Ltd (Dunfermline, United Kingdom)

PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK – CN TP.HCM

Xin chào, tôi tên Trần Lê Thương Huyền.

Với mục tiêu hoàn thành luận văn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh”, để có cơ sở khách quan nhằm đánh giá thực trạng tại Chi nhánh, tôi rất mong các anh/chị/em vui lòng bớt chút thời gian quý báu để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây.

Mức độ đồng ý của anh/chị/em với các ý kiến trong bảng khảo sát như sau:

1. Rất thấp 2. Thấp 3. Trung bình 4. Cao

5. Rất cao

Tôi xin cam kết không công khai các thông tin mà các anh/chị/em cho mục đích khác mà chỉ được sử dụng vào mục đích duy nhất là nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của tôi.

Rất cám ơn sự giúp đỡ vô cùng quý giá của các anh/chị/em!

Thông tin người được khảo sát

– Họ và tên: – Chức vụ:

Nội dung khảo sát:

STT Nội dung câu hỏi 1 2 3 4 5

1. Môi trường kiểm soát

1

Chất lượng về kế hoạch và chương trình đào tạo của Ngân hàng đối với nhân viên và nhân viên tín dụng

2 Chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật nhân viên

tại Ngân hàng

3

Mức độ cụ thể, rõ ràng của những quy định của Ngân hàng bằng văn bản về chức năng, trách nhiệm của cán bộ quản lý và nhân viên.

4 Chính sách cụ thể về luân chuyển cán bộ, nhân

viên theo định kỳ

5

Những định hướng, chính sách phát triển tín dụng, mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng hiện này có phù hợp với xu thế thị trường.

2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng

1

Mức độ chính xác, kịp thời và đầy đủ hệ thống cảnh báo, chấm điểm nội bộ về rủi ro trong hoạt động tín dụng hiện nay mà Ngân hàng đối diện

2 Nội dung cập nhật các quy định về chính sách

nhà nước, môi trường kinh doanh 3

Chất lượng của quy trình kiểm tra, thẩm định chất lượng tín dụng đánh giá về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng và những rủi ro có thể gặp

3. Hoạt động kiểm soát hoạt động tín dụng

1

Hệ thống báo cáo, văn bản của Ngân hàng đầy đủ, khoa học phục vụ cho việc thừa hành và quản lý hoạt động

2 Tính tuân thủ nguyên tắc mọi công việc đều

phải được kiểm tra thông qua ít nhất 2 người

3

Sự rõ ràng về trách nhiệm và cụ thể về quyền hạn trong cơ chế phân cấp ủy quyền phê duyệt nghiệp vụ tín dụng

4 Các hệ số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh

có đánh giá đúng năng lực cán bộ 5

Sự tuân thủ trong quy định các công việc cần phải làm sau cấp tín dụng (rà soát hồ sơ, kiểm soát sau giải ngân,…)

6 Việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ

7

Tính tuân thủ các thủ tục kiểm soát đảm bảo an toàn hệ thống thông tin máy tính, có hệ thống sao lưu phòng trường hợp mất cắp, chuyển dữ liệu ra bên ngoài.

8 Sự thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo kế

hoạch và đột xuất các hoạt động tín dụng

4. Hệ thống thông tin và truyền thông

1 Mức độ chi tiết và đầy đủ thông tin trong việc

diễn giải nghiệp vụ trong khi tác nghiệp

2

Chất lượng thông tin được truyền đạt đến các bộ phận để phục vụ được việc đánh giá và kiểm soát được rủi ro hoạt động tín dụng

3 Sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin được

thực hiện qua mạng nội bộ

4

Thông tin truyền thông cảnh báo rủi ro tín dụng đến lãnh đạo và nhân viên được duy trì thường xuyên

5. Về hoạt động giám sát

1 Chất lượng hệ thống giám sát, kiểm soát được

thực hiện suốt quá trình cho vay 2 Tần suất của hoạt động giám sát, kiểm soát nội

bộ hoạt động tín dụng

3

Độ chính xác và kịp thời của những đánh giá và thông báo về những yếu kém, sơ sót của hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng đến cấp quản lý

6. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

1

Mức độ hiệu quả của Hệ thống KSNB của Ngân hàng trong việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín

dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 2 Mức độ phù hợp với thực tê của các văn bản,

quy định, quy trình hiện tại của Ngân hàng 3 Mức độ thực tế việc tác nghiệp đi sát theo

PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK – CN TP.HCM

STT Nội dung câu hỏi 1 2 3 4 5

1. Môi trường kiểm soát

1

Chất lượng về kế hoạch và chương trình đào tạo của Ngân hàng đối với nhân viên và nhân viên tín dụng

0% 7% 75% 18% 0%

2 Chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật nhân viên

tại Ngân hàng 4% 4% 57% 36% 0%

3

Mức độ cụ thể, rõ ràng của những quy định của Ngân hàng bằng văn bản về chức năng, trách nhiệm của cán bộ quản lý và nhân viên.

4% 7% 36% 50% 4%

4 Chính sách cụ thể về luân chuyển cán bộ, nhân

viên theo định kỳ 7% 7% 36% 50% 4% 5

Những định hướng, chính sách phát triển tín dụng, mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng hiện này có phù hợp với xu thế thị trường.

0% 14% 43% 39% 4%

2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng

1

Mức độ chính xác, kịp thời và đầy đủ hệ thống cảnh báo, chấm điểm nội bộ về rủi ro trong hoạt động tín dụng hiện nay mà Ngân hàng đối diện

0% 14% 54% 29% 4%

2 Nội dung cập nhật các quy định về chính sách

nhà nước, môi trường kinh doanh 4% 4% 14% 75% 4% 3

Chất lượng của quy trình kiểm tra, thẩm định chất lượng tín dụng đánh giá về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng và những rủi ro có thể gặp

0% 4% 50% 43% 4%

3. Hoạt động kiểm soát hoạt động tín dụng

1

Hệ thống báo cáo, văn bản của Ngân hàng đầy đủ, khoa học phục vụ cho việc thừa hành và quản lý hoạt động

7% 11% 64% 18% 0%

2 Tính tuân thủ nguyên tắc mọi công việc đều

phải được kiểm tra thông qua ít nhất 2 người 4% 4% 36% 39% 18%

3

Sự rõ ràng về trách nhiệm và cụ thể về quyền hạn trong cơ chế phân cấp ủy quyền phê duyệt nghiệp vụ tín dụng

4% 4% 11% 71% 11%

4 Các hệ số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh

có đánh giá đúng năng lực cán bộ 4% 4% 11% 71% 11% 5

Sự tuân thủ trong quy định các công việc cần phải làm sau cấp tín dụng (rà soát hồ sơ, kiểm soát sau giải ngân,…)

4% 11% 50% 29% 7%

6 Việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ 4% 18% 57% 18% 4%

7

Tính tuân thủ các thủ tục kiểm soát đảm bảo an toàn hệ thống thông tin máy tính, có hệ thống sao lưu phòng trường hợp mất cắp, chuyển dữ liệu ra bên ngoài.

8 Sự thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo kế

hoạch và đột xuất các hoạt động tín dụng 0% 7% 64% 25% 4%

4. Hệ thống thông tin và truyền thông

1 Mức độ chi tiết và đầy đủ thông tin trong việc

diễn giải nghiệp vụ trong khi tác nghiệp 4% 4% 64% 29% 0%

2

Chất lượng thông tin được truyền đạt đến các bộ phận để phục vụ được việc đánh giá và kiểm soát được rủi ro hoạt động tín dụng

0% 11% 14% 68% 7%

3 Sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)